Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì - Chân trời sáng tạo
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Văn bản đem tới cho người đọc những thông tin cái kết cho các nhân vật lí tưởng và đặc điểm của nhân vật lí tưởng trong truyện cổ tích thần kì.
Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ gì của quần chúng nhân dân? (Những) ước mơ ấy thường được thể hiện như thế nào qua cách kết thúc của truyện cổ tích thần kì?
Trả lời:
- Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ của quần chúng nhân dân về một xã hội công bằng, ở đó những nhân vật lí tưởng sẽ được đổi đời, có một cuộc sống hạnh phúc, nhận được sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực, cố gắng của họ, những kẻ thủ ác sẽ phải nhận sự trừng trị đích đáng, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác.
- Những ước mơ ấy thường được thể hiện bằng những cách kết thúc sau của truyện cổ tích thần kì: nhân vật lí tưởng kết hôn, lên ngôi, (làm vua/ hoàng hậu) sống hạnh phúc, cảnh vật/ cuộc sống xung quanh cũng thay đổi tươi sáng hơn, thay đổi từ hình dạng xấu xí thành xinh đẹp, những kẻ nham hiểm/ tham lam/ tàn bạo sẽ không thể thoát chết,…).
Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bàn về kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí, tác giả bài viết cho rằng: Đạo đức, tài năng của kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí là động lực giúp họ khôi phục sự tương ứng hài hòa giữa cái bên trong tốt đẹp với cái bên ngoài. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Chọn ví dụ từ một truyện cổ tích thần kì đã học để làm rõ quan điểm của em.
Trả lời:
- Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên.
- Ví dụ như truyện Hoàng tử Ếch: Trong câu chuyện, hoàng bị mắc phải lời nguyền của một mụ phù thủy xấu xa, mang vẻ ngoài xấu xí của chú Ếch xanh, nhưng thực chất chàng là một chàng hàng tử khôi ngô, tuấn tú. Nếu chúng ta nhìn chú Ếch xanh bằng những định kiến, chúng ta chỉ thấy được vẻ ngoài xấu xí thay vì tâm hồn đẹp đẽ của chàng. Hãy nhớ rằng, đôi mắt nhìn thấy được ngoại hình nhưng đôi khi sẽ đánh lừa trái tim. Nhìn nhận một con người phải đánh giá khách quan, không nên dùng định kiến để nhận xét. Rất khó để nhìn thấy con người thật sự, đôi khi, vẻ ngoài đánh lừa chúng ta, những thứ hào nhoáng có khi đã mục ruỗng từ bên trong. Đối xử với con người bằng niềm tin, tình yêu và sự bao dung, ta có thể nhận được sự tin tưởng từ người khác.
Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cách thể hiện khát vọng công lí trong văn bản “Thúy Kiều báo ân, báo oán” có gì tương đồng và khác biệt so với cách thể hiện khát vọng này trong truyện cổ tích thần kì?
Trả lời:
- Điểm tương đồng: Cả văn bản “Thuý Kiều báo ân báo oán” và truyện cổ tích thần kì đã thực hiện đúng theo quan điểm của quần chúng nhân dân về công lí chính nghĩa như: ân đền, oán trả, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Những kẻ thủ ác cuối cùng cũng bị trừng phạt, những người sống lương thiện, làm việc tốt tất sẽ được thưởng, trả ơn. Nhân vật chính sau chuỗi ngày đau khổ, bất hạnh đã có khoảnh khắc bước lên vị trí cao nhất với tất cả sự cao quý, trang trọng.
- Điểm khác biệt: trong cách thức thực hiện khát vọng.
Truyện cổ tích thần kì |
Thuý Kiều báo ân, báo oán |
Khát vọng công lí được thể hiện qua việc thưởng phạt dành cho các nhân vật, nhân vật lí tưởng thường nhận được phần thưởng lớn nhất, còn những kẻ gây ra tội ác thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt tương xứng. Tuy nhiên, có một số truyện, quyền trừng phạt hay ban thưởng lại không phải do nhân vật chính thực hiện mà đến từ các lực lượng thần kì phù trợ. |
Nhân vật chính (Thuý Kiều) đã nhận thức rất rõ về những khổ đau, áp bức, bất hạnh mà mình phải chịu đựng nên chính nàng khi được trao quyền đã thực thi công lí chính nghĩa. |