Soạn bài Ôn tập trang 148 lớp 9 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập trang 148 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập trang 148 lớp 9 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Thúy Kiều báo ân, báo oán; Tiếng đàn giải oan và hoàn thành bảng sau:
Văn bản |
Đặc điểm nhân vật |
Đặc điểm lời thoại |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga |
|
|
Thuý Kiều báo ân, báo oán |
|
|
Tiếng đàn giải oan |
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Đặc điểm nhân vật |
Đặc điểm lời thoại |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga |
Đặc điểm, tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ (lời thoại), cụ thể: – Lục Vân Tiên mang những phẩm chất của người anh húng lí tưởng của nhân dân: anh hùng, hào hiệp, giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa khinh tài – Kiều Nguyệt Nga: gia giáo, nền nếp, hiếu thảo, ân nghĩa thuỷ chung |
Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật, mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ |
Thuý Kiều báo ân, báo oán |
Đặc điểm, tính cách của nhân vật Thuý Kiều, Hoạn Thư được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ (lời thoại), cảm xúc, cụ thể: – Thuý Kiều: thấu hiểu đạo lí nhân nghĩa ở đời (báo ân rồi sẽ trả thù); cụ thể là trọng ân nghĩa, vị tha, tế nhị, khéo léo; bao dung, độ lượng; mạnh mẽ, quyết liệt,… – Hoạn Thư: khôn ngoan, giảo hoạt, thấu hiểu tâm lí đối phương |
Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật: lời nói đanh thép, dùng nhiều từ hán việt thể hiện sự trang trọng, có học của nhân vật Thuý Kiều |
Tiếng đàn giải oan |
Đặc điểm, tính cách của nhân vật Thạch Sanh chủ yếu được thể hiện qua hành động, tâm trạng, cảm xúc. Chàng là người rất hiền lành, tốt bụng. Biết Lý Thông hại mình nhưng cũng không oán thán, kêu ca |
Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật: là lời nói có ẩn ý, chứa đựng nhiều uẩn khúc. lời nói của nhân vật chứa đựng cảm xúc mãnh liệt. |
Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khi tìm hiểu một truyện thơ, chúng ta cần chú ý những điều gì?
Trả lời:
- Khi tìm hiểu một truyện thơ, chúng ta cần chú ý:
+ Xác định chủ đề, tư tưởng chính của tác phẩm.
+ Xác định thể loại truyện thơ.
+ Phân tích các tình tiết, sự kiện trong truyện để nắm bắt mõi quan hệ giữa các nhân vật trong truyện.
+ Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
+ So sánh tác phẩm với các tác phẩm cùng thể loại, cùng chủ đề tư tưởng khác.
+ Nêu nhận xét cá nhân về tác phẩm.
Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm trong văn bản Truyện Lục Vân Tiên hoặc Truyện Kiều ít nhất một cặp lục bát có sử dụng điển tích, điển cố và cho biết tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố ấy.
Trả lời:
- Trong Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu):
Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.
+ Điển tích, điển cố: Triệu Tử mở vòng Đương Dương.
+ Tác dụng: Nguyễn Đình Chiểu ví hành động đánh cướp cứu người gặp nạn của Văn Tiên như hành động của Triệu Vân một mình đánh phá vòng vây trùng điệp của quân Tào bảo vệ vợ con Lưu Bị thời Tam quốc.
Câu 4 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ sơ đồ bố cục bài văn phân tích một tác phẩm văn học (phân tích nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật).
Trả lời:
Câu 5 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì?
Trả lời:
- Để cuộc phóng vấn có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý:
+ Cần chuẩn bị kĩ càng trước khi phỏng vấn: Tìm hiểu về đối tượng phỏng vấn, các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn và luyện tập trả lời, trang phục khi tham gia phỏng vấn.
+ Thực hiện đầy đủ các bước phỏng vấn: chào hỏi và bắt tay với người phỏng vấn, tự tin đặt các câu hỏi phỏng vấn, lắng nghe, ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ những câu trả lời của người được phỏng vấn, khi kết thức phỏng vấn cần cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn.
+ Sau khi phỏng vấn cần đọc/ nghe kĩ lại nội dung phỏng vấn để biên tập nội dung phỏng vấn chính xác, đầy đủ.
Câu 6 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua các văn bản trong bài học này, em có nhận xét gì về khát vọng công lí và cách thể hiện khát vọng ấy trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì?
Trả lời:
- Khát vọng công lí trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì là chủ đề quan trọng, xuyên suốt trong tác phẩm. Xuất phát từ hiện thực bất công trong xã hội, cả truyện thơ Nôm và truyện cố tích thần kì đều mong muốn về một xã hội công bằng, tốt đẹp, nơi cái thiện chiến thắng cái ác, người tốt được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng phạt.
- Khát vọng công lí trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì được thể hiện qua:
+ Nhân vật: Nhân vật chính thường là những nhân vật nhỏ bé, chịu nhiều áp bức bất công nhưng vẫn thể hiện được phẩm chất cao quý của mình; những nhân vật phản diện đại diện cho sự bất công, cho cái ác; những nhân vật phụ thường làm nổi bật cho nhân vật chính.
+ Các tình tiết, sự việc trong tác phẩm: đó là sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đó là việc sử dụng những chi tiết kì ảo và tạo ra kết thúc có hậu.
+ Nghệ thuật: sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh, âm điệu hào hùng, sảng khoái, ngôn ngữ trong sáng, bình dân, đặc biệt sử dụng điển cố, điển tích.