Soạn bài Ôn tập trang 121 lớp 9 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập trang 121 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập trang 121 lớp 9 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số yếu tố kì ảo quan trọng và nêu tác dụng của nó trong các truyện Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi.
Văn bản |
Yếu tố kì ảo |
Tác dụng |
Chuyện người con gái Nam Xương |
|
|
Truyện lạ nhà thuyền chài |
|
|
Dế chọi |
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Yếu tố kì ảo |
Tác dụng |
Chuyện người con gái Nam Xương |
– Nhân vật và thế giới kì ảo: nhân vật Linh Phi, Phan Lang, ... dưới thuỷ phủ Linh Phi hoá thân vào con rùa, báo mộng cho Phan Lang và được Phan Lang cứu sống; việc cứu sống Vũ Thị, trả ơn Phan Lang của Linh Phi – Việc lập đàn giải oan, cảnh Trương Sinh và Vũ Nương gặp gỡ trong cách biệt |
Thể hiện niềm cảm thương số phận những người phụ nữ, thể hiện niềm mong ước: người tốt sẽ được thần nhân phù trợ |
Truyện lạ nhà thuyền chài |
– Nhân vật và thế giới kì ảo: nhân vật Ngoạ Vân, cha mẹ Ngoạ Vân, "gã bán kinh"; cuộc gặp gỡ kì lạ ở không gian biển khơi, đảo ấp; yếu tố "thiên cơ" và những luật lệ khác trần gian – Hành động kì ảo: việc gã bán kinh đưa cha mẹ Thúc Ngư về nhà, thuật rẽ nước và phép thuật chống lại sóng dữ của Ngoạ Vân |
– Thể hiện nét đặc biệt của nhân vật kì ảo (có sức mạnh siêu nhiên), đồng thời thể hiện hình ảnh, tính cách của con người – Làm rõ chủ đề: ca ngợi sự hiếu nghĩa của người phụ nữ Việt Nam qua câu chuyện tình kì ảo giữa con người và thần linh |
Dế chọi |
Thế giới và nhân vật kì ảo: – Thầy bói chỉ cách bắt dế – Con dế kì lạ (không rõ là dế hay người) Tình tiết/ biến hoá kì ảo: – Người sắp chết nhập hồn hoá dế – Dế quý (lanh lẹ, chọi giỏi), cứu người, hoá người |
– Góp phần tô đậm tình cảnh cùng quẫn của dân chúng vì nạn dâng dế quý – Góp phần thể hiện số phận thăng trầm, "lên voi, xuống chó" của nhân vật là vì dế, nhờ dế |
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vì sao trong truyện truyền kì (như Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi,...) luôn cần đến yếu tố kì ảo?
Trả lời:
* Truyện truyền kì cần cmột số yếu tố kì ảo vì:
– Thế giới truyền kì vốn là thế giới khác biệt với thế giới thực bởi tính kì ảo;
– Sức hấp dẫn của truyện truyền kì là ở trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo yếu tố kì ảo;
– Yếu tố kì ảo giúp tác giả thực hiện được lối nói “ngụ ngôn”, mượn chuyện xảy ra trong thế giới kì ảo để ám chỉ về thế giới thực mà tránh được những điều rắc rối, phiền phức.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Có những điểm khác biệt nào trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng yếu tố này?
Trả lời:
- Điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng yếu tố này:
Truyện không sử dụng yếu tố kì ảo |
Truyện sử dụng yếu tố kì ảo |
- Thường nhắm đến việc phản ánh và thảo luận về các vấn đề xã hội, tâm lý, hoặc những khía cạnh khác của cuộc sống thực. - Nhân vật và sự kiện thường phản ánh cuộc sống thực, với tính cách, đặc điểm và sự phát triển tương đối hiện thực và hợp lý.
|
- Có thể mang lại những thông điệp sâu sắc về tình cảm, sự sống còn, và giá trị của sự kỳ bí trong cuộc sống. - Nhân vật thường có khả năng siêu nhiên, và các sự kiện thường là những điều kỳ diệu, phép thuật, hoặc những sự kiện không thể giải thích bằng logic thường ngày. |
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp :
- Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: "Tôi tin rằng bạn có thể đạt được mọi điều mà bạn mong muốn", người thầy động viên học sinh của mình.
- Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật có điều chỉnh thích hợp và không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Hoa nói rằng bạn ấy vừa được mẹ mua cho một chiếc áo len mới rất đẹp.
Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, điều quyết định thành công trong việc viết một truyện kể sáng tạo mô phóng một truyện kể đã đọc là gì?
Trả lời:
- Theo em, điều quyết định thành công trong việc viết một truyện kể sáng tạo mô phỏng một truyện kể đã đọc là khả năng đưa thêm yếu tố mới, ý tưởng sáng tạo vào câu chuyện để làm cho nó trở nên độc đáo và khác biệt.
Câu 6 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu một số điểm cần ghi nhớ khi kể lại một câu chuyện mô phỏng lại truyện đã đọc.
Trả lời:
- Một số điểm cần ghi nhớ khi kể lại một câu chuyện mô phỏng lại truyện đã đọc:
+ Nắm vững nội dung và ý nghĩa của truyện gốc.
+ Phát triển thêm những chi tiết mới, sáng tạo để tạo sự độc đáo và mới mẻ cho câu chuyện.
+ Thay đổi cốt truyện, cách kể chuyện, hoặc kết thúc câu chuyện để tạo sự bất ngờ và thú vị cho người đọc.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,... để tăng tính biểu cảm cho câu chuyện.
Câu 7 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết một đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học.
Trả lời:
Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" đã để lại cho em nhiều ấn tượng và bài học nhân sinh sâu sắc. Thật vậy, bài học đầu tiên mà em thấy được đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ là những người phụ nữ có số phận bất hạnh, vô định không bến bờ và phải sống phụ thuộc vào người chồng của mình. Đồng thời, họ cũng không có tiếng nói, bị đè nặng bởi các định kiến phong kiến đến nỗi chẳng thể tự giải oan cho mình. Cuối cùng, họ vẫn khó có thể tự giành cho mình được hạnh phúc, không có quyền được hưởng hạnh phúc ở nhân gian. Bài học thứ hai mà em nhận ra được đó là vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những người phụ nữ như Vũ Nương không chỉ có tấm lòng thơm thảo dành cho gia đình nhà chồng, mà còn có đức hy sinh, tấm lòng chung thủy, trinh bạch sâu sắc. Bài học cuối cùng mà em rút ra được từ văn bản đó là hôn nhân và hạnh phúc gia đình bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Chỉ khi sự vun vén đến từ cả người chồng và người vợ thì mọi sự hiểu nhầm đều có thể hóa giải. Chiến tranh chia cắt cũng gây chia cắt và là nguyên nhân gián tiếp phá hoại hôn nhân con người. Đó là những bài học nhân sinh mà em rút ra được từ văn bản.