Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học - Chân trời sáng tạo
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Văn bản: Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm các câu văn thể hiện luận điểm của bài viết.
Trả lời:
- Các câu văn thể hiện luận điểm của bài viết:
+ Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật;
+ Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình;
+ Bên cạnh đó, đoạn trích còn thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hoá vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc nào về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?
Trả lời:
- Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sự kết hợp tài tình yếu tố tự sự và trữ tình.
Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được phân tích qua những phương diện nào? Cần chú ý điều gì khi phân tích chủ đề của một truyện thơ?
Trả lời:
- Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được làm rõ qua những phương diện: các sự việc chính được kể, chân dung các nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ kể chuyện.
- Một số điểm cần chú ý khi phân tích chủ đề của một truyện thơ:
+ Xác định chủ đề chính của truyện thơ.
+ Chủ đề có thể được biểu hiện qua những phương diện hình thức mang đặc trưng của thể loại truyện thơ: cốt truyện, tính chất các sự việc được kể, cách xây dựng nhân vật của truyện thơ, lời của người kể chuyện và lời nhân vật (gồm đối thoại, độc thoại),…
Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu đoạn văn gì? Trình bày tác dụng của cách viết đó.
Trả lời:
- Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu diễn dịch.
- Tác dụng:
+ Giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận nội dung chính của đoạn.
+ Giúp người viết triển khai các câu còn lại hướng đến làm rõ câu chủ đề và kiểm soát được mối quan hệ giữa các câu chủ đề với luận đề của bài viết; nhờ đó tránh được việc lạc đề; lan man, xa đề,…
Câu 5 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
- Các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết:phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng,…
- Tác dụng: tạo sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc cho bài viết.
Câu 6 (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ bài văn trên, em rút ra điều gì cần lưu ý khi phân tích đoạn trích của một truyện thơ?
Trả lời:
- Khi phân tích đoạn trích của một truyện thơ cần lưu ý:
+ Xác định chủ đề chính của truyện thơ.
+ Nghiên cứu ngôn ngữ và cấu trúc câu của truyện thơ.
+ Cần xác định những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng sẽ sử dụng trong bài văn.
+ Sử dụng các phương tiện liên kết câu phù hợp.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 145 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết bài giới thiệu về “Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam” là một trong những hoạt động mà Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu truyện thơ dân tộc. Để hưởng ứng hoạt động ấy, em hãy chọn một đoạn trích trong một truyện thơ mà mình yêu thích để viết bài phân tích và gửi cho câu lạc bộ.
Bước thực hiện |
Nội dung các bước |
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết |
Trước khi viết, cần trả lời những câu hỏi sau: • Đề tài của bài viết này là gì? Thực hiện bài viết này nhằm mục đích gì? • Người đọc bài viết có thể là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài viết của em? • Lựa chọn cách viết như thế nào cho phù hợp với mục đích và đối tượng người đọc? • Xác định (những) cách thu thập tư liệu cho bài viết (xem lại Bài 2). Chú ý tính chính xác, đáng tin cậy của tư liệu và ghi chép nguồn tư liệu. |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý |
Vận dụng cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học ở Bài 2 để tìm ý và lập dàn ý cho đề bài này. Để nhận ra nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện thơ, cần chú ý đặc điểm hình thức của thể loại truyện thơ (xem lại nội dung phần Tri thức Ngữ văn của bài học này). |
Bước 3: Viết bài |
Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý: • Thực hiện theo những nội dung đã được đề cập ở bước Viết bài của Bài 2. • Vận dụng kiến thức về các kiểu đoạn văn đã học ở lớp 8 để tạo lập đoạn văn, viết đoạn có câu chủ đề hiện rõ (đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn phối hợp) và dùng câu chủ đề để trình bày luận điểm của bài viết. • Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong văn bản đã học ở lớp 7 để tạo sự mạch lạc, liên kết chặt chẽ cho bài viết. |
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
• Đọc lại bài viết của mình và dùng bảng kiểm ở Bài 2 để tự chỉnh sửa: • Đọc lại bài viết từ góc độ người đọc và trả lời các câu hỏi sau: 1. Điều em thích nhất và điều em muốn điều chỉnh ở bài viết này là gì? 2. Từ bài viết này, em rút thêm được kinh nghiệm gì về việc viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học? |
Bài văn tham khảo:
Truyện thơ Nôm đóng một vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam, thể hiện tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc. Bên cạnh nhiều tác phaamr truyện thơ Nôm khác thì Lục Vân Tiên, tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, nổi bật như một biểu tượng văn hóa. Truyện thơ này không chỉ kể về những đau thương, bất hạnh trong cuộc đời của Lục Vân Tiên mà còn là bức tranh toàn cảnh về sự đối lập giữa cái thiện và cái ác. Đoạn trích 'Lục Vân Tiên gặp nạn' đã làm nổi bật sự tương phản này.
Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên nhận được tin mẹ mất và quyết định quay trở về quê nhà để đón mẹ lần cuối. Tuy nhiên, do quá buồn và tiếc thương, anh ta đã mất đi khả năng nhìn. Giữa hành trình, anh ta gặp phải một tình huống không may và không có nơi nương tựa. Anh ta chỉ mong muốn sớm trở về nhà để thắp nén hương cho mẹ. Tuy nhiên, đáng tiếc, tên kẻ xấu Trịnh Hâm đã độc ác và hành động như một người vô đạo đức và đầy xảo quyệt.
Trái ngược với tính cách hào hiệp của Lục Vân Tiên “giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”, Trịnh Hâm lại ích kỷ và hẹp hòi. Trong lúc gặp khó khăn, Lục Vân Tiên đã nghĩ rằng anh có thể nhờ bạn của mình – Trịnh Hâm để giúp anh trở về quê nhà. Tuy nhiên, “lời nói bay giáo”, lời hứa đã không được thực hiện mà thay vào đó là sự lừa dối có tính toan tính của hắn.
Vì ghen ghét và đố kị với tài năng và đức độ của Vân Tiên từ lâu, Trịnh Hâm trở nên tàn bạo và vô nhân tính. Chính lòng ghen ghét đã thấm sâu vào cơ thể của hắn và biến hắn thành kẻ độc ác và dã man. Hắn cực kỳ ác độc khi tính toán kỹ lưỡng cho hành động của mình. Hắn lợi dụng đêm khuya để đẩy Lục Vân Tiên xuống sông:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Vừa hãm hại chàng lại còn giả vờ, đóng kịch và ra vẻ đáng thương, một kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng” cáo già giả dạng nai tơ la làng để lấy lời “phui pha” từ những người xung quanh. Đó chính là bản chất của một kẻ rành đời và xảo trá.
May mắn, ông Ngư và gia đình đã cứu chàng. Tác giả nhấn mạnh không chỉ có một người tốt bụng như ông Ngư, mà có rất nhiều người như vậy. Đối lập với sự độc ác của Trịnh Hâm là gia đình lão Ngư, một gia đình nghèo khó nhưng có lòng tốt và nhân ái. Ông Ngư là một chài lưới bao dung, tốt bụng và đầy nhân ái.
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân Tiên vừa ấm chơn tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.
Sau khi vớt Vân Tiên lên bờ và cứu sống anh, ông Ngư đã cưu mang và giúp đỡ anh, mặc dù gia đình ông nghèo khó và bữa cơm chỉ có vị tương cà nhưng tình người trong gia đình đầy yêu thương. Ông giúp đỡ Vân Tiên mà không mong đợi lòng biết ơn hay sự đền đáp “Dốc lòng nhân nghĩ há chớ trả ơn”. Nếu Trịnh Hâm hẹp hòi và ích kỉ thì ông Ngư rộng lượng và hào phóng. Nếu cuộc sống của Trịnh Hâm là sự ganh đua, tị nạnh, nhỏ nhen và ích kỉ thì cuộc sống của ông Ngư là một cuộc sống thanh cao, không quan tâm đến tiền bạc và danh lợi. Ông sống một cuộc sống tự tại, phóng khoáng, tự do và trong sạch.
Hoàn toàn khác biệt với những tính toán và sẵn sàng chà đạp cả danh dự và lương tri để đạt được mục đích và âm mưu của mình. Cuộc sống của ông Ngư, mặc dù nghèo khó về vật chất, nhưng tràn đầy niềm vui và niềm tin vào cuộc sống. Ông sống một cuộc sống hài hòa giữa tình người và với thiên nhiên đẹp đẽ nên thơ.
“Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày voi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm.
Nghêu ngao nay chích mai đầm.”
Truyện Lục Vân Tiên đặc biệt là đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam, mang đến sự trải nghiệm đặc biệt và những bài học đáng quý về lòng nhân ái, đạo đức và tình yêu quê hương. Nó là một tuyệt phẩm văn học đáng đọc và truyền cảm hứng cho mọi người.