Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận - Chân trời sáng tạo
* Suy ngẫm và phản hồi:
Nội dung chính: Văn bản trình bày nội dung cuộc trao đổi giữa TS. Tống Trung Tín và phóng viên Nguyễn Thu Hà về chủ đề nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận. Bài phỏng vấn được trình bày dưới hình thức ghi chép sau khi đã được biên tập.
Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm nào của một bài phỏng vấn?
Trả lời:
– Về nội dung: VB trình bày nội dung cuộc trao đổi giữa TS. Tống Trung Tín và phóng viên Nguyễn Thu Hà về chủ đề nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận. Bài phỏng vấn được trình bày dưới hình thức ghi chép sau khi đã được biên tập.
– Về bố cục: đảm bảo bố cục ba phần của một bài phỏng vấn.
+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát nội dung chính của buổi phỏng vấn.
+ Phần nội dung: lần lượt trình bày hệ thống câu hỏi và câu trả lời liên quan đến vấn đề cần phỏng vấn.
+ Phần kết thúc: lời cảm ơn của người phỏng vấn.
– Về hình thức:
+ Phân biệt hệ thống câu hỏi và câu trả lời bằng cách dùng kiểu chữ: câu hỏi in nghiêng, câu trả lời in thường.
+ Từ “Phóng viên” và “Tiến sĩ Tống Trung Tín” được in đậm và in nghiêng để người đọc dễ phân biệt.
+ Sử dụng hệ thống câu hỏi mở và thuật ngữ chuyên ngành như Hoàng thành Thăng Long, khảo cổ học, khai quật, phác dựng, kinh thành, cấm thành, di vật, kĩ thuật trang trí hoa chanh, phù điêu,…; số liệu, dữ kiện để thu thập thông tin về vấn đề cần phỏng vấn.
Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Mục đích của văn bản này là gì? Hệ thống câu hỏi trong văn bản có giúp người phỏng vấn đạt được mục đích hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Mục đích của VB này là thu thập thông tin về quá trình và kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long, giá trị của công trình khảo cổ về Hoàng thành Thăng Long.
– Hệ thống câu hỏi trong VB đã giúp người phỏng vấn đạt được mục đích phỏng vấn. Cụ thể như sau:
Mục đích |
Hệ thống câu hỏi phỏng vấn |
Tìm hiểu về quá trình nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long |
Xin Tiến sĩ cho biết lịch sử Thăng Long được tái hiện như thế nào qua quá trình khai quật và phân tích của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản. |
Tìm hiểu về kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long |
Các nhà khảo cổ Việt Nam đã phát hiện được gì dưới lớp đất của khu Hoàng thành Thăng Long trong thời gian qua? |
Tìm hiểu về giá trị của Hoàng thành Thăng Long |
Với kết quả nghiên cứu trên, Tiến sĩ có nhận định gì về lịch sử của Hoàng thành trước kia? |
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định thông tin cơ bản của văn bản. Theo em, nhan đề của văn bản có vai trò như thế nào trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?
Trả lời:
– Thông tin cơ bản của VB: quá trình và kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long; nghiên cứu khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long là công trình nghiên cứu có giá trị, cần được UNESCO công nhận.
– Vai trò của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của VB: khái quát thông tin cơ bản của VB, giúp người đọc có định hướng tiếp nhận VB tốt hơn.