X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 56 - ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 56 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 56 - Chân trời sáng tạo

1. Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

Khái niệm

Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thuộc loại văn bản thông tin, cung cấp cho người đọc thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Về cấu trúc

Thường có ba phần:

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

+ Phần nội dung: giới thiệu có hệ thống những phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Nội dung có thể trình bày thông tin về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, nhân vật lịch sử có liên quan, đặc điểm kiến trúc/ cảnh quan, vẻ đẹp/ sức hấp dẫn, cách thức tham quan…

+ Phần kết thúc: nhận xét khái quát về giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử trong đời sống văn hóa, tinh thần của con người; có thể bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Về đặc điểm hình thức

- Có đề mục làm nổi bật thông tin chính.

- Một số từ ngữ chuyên ngành (kiến trúc, lịch sử, địa lí, sinh vật…).

- Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm.

- Hình ảnh minh họa, sơ đồ/ bản đồ chỉ dẫn…

Về cách trình bày thông tin

Thông tin thường được trình bày theo trình tự thời gian, theo trật tự không gian, theo cách phân loại đối tượng… Để giúp người đọc dễ dàng hình dung về đặc điểm kiến trúc, cảnh quan, vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử và tác động đến cảm xúc của người đọc, người viết có thể sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

2. Cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại

- Trong văn bản thông tin, ngoài cách trình bày thông tin theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng (đã học ở lớp 7), cấu trúc so sánh và đối chiếu (đã học ở lớp 8), thông tin trong văn bản còn có thể được trình bày theo các đối tượng phân loại.

- Văn bản trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại thường tổ chức thông tin theo cấu trúc:

(1) giới thiệu tổng quát, khái quát về các đối tượng được phân loại.

(2) giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

3. Bài phỏng vấn

Khái niệm

Bài phỏng vấn thuộc văn bản thông tin, trình bày nội dung cuộc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó người phỏng vấn đặt câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời.

Phân loại

Có nhiều cách phân loại bài phỏng vấn.

+ Bài phỏng vấn phương pháp.

+ Bài phỏng vấn cá nhân.

+ Bài phỏng vấn nhóm.

+ …

Về bố cục

Thường có ba phần:

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát mục đích và/ hoặc nội dung chính của buổi phỏng vấn.

+ Phần nội dung: lần lượt trình bày hệ thống câu hỏi và câu trả lời liên quan đến vấn đề/ đối tượng cần phỏng vấn.

+ Phần kết thúc: lời cảm ơn và/ hoặc lời chúc của người phỏng vấn.

Về đặc điểm hình thức

- Phân biệt hệ thống câu hỏi và câu trả lời bằng cách dùng kí hiệu, màu sắc, kiểu chữ,…;

- Sử dụng hệ thống câu hỏi mở và thuật ngữ chuyên nghành, số liệu, dữ kiện,… để thu thập thông tin về vấn đề/ đối tượng cần phỏng vấn;

- Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu, …) để làm nổi bật những thông tin quan trọng trong câu trả lời.

4. Phương tiện phi ngôn ngữ

- Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu, bản đồ,…) để trình bày thông tin một cách trực quan và làm nổi bật những thông tin quan trọng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phương tiện phi ngôn ngữ có thể cung cấp thêm thông tin về đối tượng chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ.

5. Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế quan trọng

Tên viết tắt của các tổ chức quốc tế

Tên đầy đủ của các tổ chức quốc tế

Nghĩa của tên viết tắt

UN

United Nations

Liên hợp quốc (Liên hiệp quốc)

UNICEF

United Nations International Children’s Emergency Fund

Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ASEAN

Association of South East Asia Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

WTO

World Trade Oganization

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trong khi tạo lập văn bản, chúng ta có thể sử dụng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế để làm cho văn bản ngắn gọn hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác: