X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ - Chân trời sáng tạo

* Khái niệm:

- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tám chữ.

* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ:

• Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.

• Cấu trúc gồm ba phần:

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

* Phân tích bài viết tham khảo:

Văn bản: Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Tựu trường.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.

Trả lời:

- Nội dung câu chủ đề: Câu đầu đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.

- Câu kết của đoạn văn: Câu cuối đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa bài thơ đối với người viết.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Người viết dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn?

Trả lời:

- Người viết dùng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm nghĩ.

- Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp qua các từ ngữ, các câu văn: Lòng tôi chợt bồi hồi, xao xuyến; Tôi rất ấn tượng về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh độc đáo; Cảm ơn nhà thơ đã giúp ta thêm trân trọng từng giây phút của tuổi hoa niên → Cảm xúc chân thành.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn văn đã phân tích (những) nét đặc sắc nào về nghệ thuật của bài thơ?

Trả lời:

- Đoạn văn đã phân tích nghệ thuật sáng tạo hình ảnh độc đáo, cụ thể hóa cái vô hình thành cái hữu hình: linh hồn bằng ngọc, tay đời ấm áp, lòng trai thơm ngát.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng của chúng. 

Trả lời:

- Các phép liên kết:

+ Phép điệp: những cảm xúc, những sắc thái cảm xúc.

+ Phép thế: hình ảnh chàng trai tuổi mười lăm – nhân vật trữ tình,…

- Tác dụng: Tạo sự liên kết chặt chẽ, logic, tránh lặp từ.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 27 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Bước thực hiên

Nội dung các bước

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Tìm một bài thơ đúng yêu cầu thể loại.

• Xác định mục đích viết, người đọc, lựa chọn nội dung và cách viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

• Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vẫn, ngắt nhịp... và hiểu nội dung của bài thơ,

• Xác định một vài nét độc dáo về hình thức nghệ thuật của bài thơ (cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục,...), vai trò của các hình thức nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

• Ghi lại những cảm xúc mà bài thơ gợi cho em bằng một vài cụm từ.

• Dàn ý:

+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

+ Thân đoạn: Nếu các ý thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc vài nét độc đáo của bài thơ (nội dung, hình thức nghệ thuật)

+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn

Triển khai đoạn văn dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

• Sau khi viết xong, hãy dùng bảng kiểm sau để tự chỉnh sửa đoạn văn:

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng

 

 

Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ

 

 

Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung về bài thơ

 

 

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc một vài độc đáo của bài thơ.

 

 

Làm rõ tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

 

 

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân

 

 

Dùng dấu câu phù hợp để kết thúc đoạn văn

 

 

Diễn đạt

Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp

 

 

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu

 

 

Đọc lại bài thơ từ vai của người đọc và trả lời câu hỏi:

- Điều gì của đoạn văn này làm em thích nhất?

- Người viết nên điều chỉnh những gì để đoạn văn hấp dẫn hơn.

* Bài viết tham khảo:

“Bếp lửa” là một tác phẩm được nhà thơ Bằng Việt sáng tác trong giai đoạn miền Bắc nước ta đang bước và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh bếp lửa ấm áp giản dị gợi lại biết bao kỉ niệm thân thương về bà. Nhắc đến bà là những tảo tần sớm hôm vất vả. Bằng nghị lực phi thường và tình yêu thương cháu nhỏ, sớm sớm chiều chiều vẫn bếp lửa bà nhen để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thần kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Đọc bài thơ, em mới thêm hiểu cảm giác của những người con xa quê mong ngóng ngày sum họp, thêm trân trọng những khoảnh khắc lao động, sum vầy bên gia đình mình, thêm yêu quê hương, đất nước, nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn mình qua bao khoảnh khắc thời gian.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác: