X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán - ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán - Chân trời sáng tạo

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 131 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc nhan đề văn bản và quan sát tranh minh họa, dự đoán nội dung văn bản.

Trả lời:

- Đọc nhan đề văn bản và quan sát tranh minh họa, em dự đoán nội dung văn bản sẽ kể về việc Thúy Kiều báo ân những người đã giúp đỡ mình, báo oán kẻ đã hãm hại, chà đạp lên bản thân. Quá trình đó sẽ được diễn ra trên công đường.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Xác định những từ ngữ dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán.

- Những từ ngữ dùng để miêu tả khung cảnh Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán: trướng hùm mở giữa trung quân, ngoài cửa viên, tiên nghiêm trống chửa dứt hồi.

2. Tóm tắt: Tóm tắt nội dung cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (từ dòng 2319 đến dòng 2323).

- Thúy Kiều thông báo với Từ Hải rằng hôm nay, nhờ có Từ Hải nàng sẽ báo ân tình cho người đã giúp mình và trả thì kẻ đã hãm hại nàng. Từ Hải đồng ý và để cho Thúy Kiều tự quyết định chuyện này.

3. Tưởng tượng: Đọc đoạn thơ từ dòng 2327 đến dòng 2332, em hình dung như thế nào về tâm trạng, giọng điệu của Kiều?

- Tâm trạng của Kiều: bùi ngùi khi gặp lại cố nhân (người xưa), biết ơn chân thành khi năm xưa Thúc Sinh đã có lòng giúp đỡ nàng

- Giọng điệu: gần gũi, thân mật, chân thành

4. Suy luận: Cách dùng từ tiểu thư để xưng hô trong lời thoại thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe?

- Các dùng từ "tiểu thư" thể hiện thái độ mỉa mai của người nói đối với người nghe. Nhằm nhấn mạnh với Hoạn Thư rằng, "người hầu" năm xưa nay đã trở lại để báo thù nhưng không còn ở vị thế như trước nữa.

5. Suy luận: Mục đích của đoạn thoại từ dòng 2365 đến dòng 2372 là gì? Chỉ ra những lí lẽ mà nhân vật đã sử dụng trong đoạn thoại.

- Mục đích đoạn thoại đó là để bào chữa cho hành động sai trái trong quá khứ của Hoạn Thư

- Những lí lẽ mà nhân vật đã sử dụng trong đoạn:

+ Hoạn Thư khẳng định Thúy Kiều và mình đều là "phận đàn bà" - kéo người từ vị trí đối địch trở thành người cùng thân phân

+ Khẳng định ghen tuông là tâm lí chung, hiển nhiên của người phụ nữ khi có "chồng chung"

=> Từ đó, Hoạn Thư đã chứng minh rằng bản thân là nạn nhân của chế độ đa thê.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều. Qua đó, thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định các sự kiện chính được kể trong văn bản trên và những nhân vật gắn liền với các sự kiện ấy. Từ đó, tìm bố cục và nêu nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

- Các sự kiện chính được kể trong văn bản trên:

+ Thúy Kiều trả ơn và đền nghĩa cho Thúc Sinh vì đã giúp mình trong quá khứ

+ Thúy Kiều báo oán, trừng trị Hoạn Thư vì những điều độc ác bà ta đã làm trước đây.

- Những nhân vật gắn liền với các sự kiện ấy là: Thúy Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải.

- Bố cục của văn bản:

+ 10 dòng thơ đầu (Trướng hùm mở giữa trung quân … Từ rằng “Việc ấy để cho mặc nàng”): Từ Hải mở “trướng hùm” và trao quyền báo ân, báo oán cho Kiều.

+ 14 dòng thơ tiếp theo (Cho gươm mời đến Thúc lang … Mồ hôi chàng đã như mưa ướt dầm): Thuý Kiều báo ân.

+ 34 dòng thơ tiếp theo (Dưới cờ gươm tuốt nắp ra … Thề sao thì lại cứ sao gia hình): Thuý Kiều báo oán.

+ Phần còn lại: Lời bình của người kể chuyện.

- Nội dung bao quát của văn bản: Văn bản kể về việc Kiều dưới sự trợ giúp của Từ Hải đã thực hiện việc báo ân người đã giúp đỡ nàng, đồng thời trừng trị, răn đe những kẻ bất nhân, tàn ác.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận xét về khung cảnh nơi Thúy Kiều thực hiện việc báo ân, báo oán. Việc khắc họa khung cảnh đó có ý nghĩa gì đối với cuộc đời nàng Kiều?

Trả lời:

- Khung cảnh nơi Kiều thực hiện việc báo ân báo oán là:

+ trướng hùm - nơi các tướng họp bàn việc quan trọng, nằm giữa một đội quân đang đóng quân

+ tiền nghiêm - hồi trống đầu được đánh tạo nên không khí uy nghiêm

+ cửa viên - hàng rào được làm bằng xe ngựa của quân đội

=> Khung cảnh trang nghiêm, oai phong, bề thế, khiến người khác phải e sợ

- Việc khắc họa khung cảnh đó có ý nghĩa: khẳng định cuộc đời nàng Kiều nay đã bước sang một trang mới, nàng được ngồi giữa khung cảnh trang nghiêm, với tư cách là mệnh phụ phu nhân - vợ của Từ Hải, không còn là nô tì của Hoạn Thư hay phận gái lầu xanh thấp hèn như năm xưa nữa.

=> Khung cảnh đó sẽ làm nền cho Thúy Kiều được tự tin, dõng dạc báo ân báo oán

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thúy Kiểu được thể hiện trong văn bản. Những chi tiết ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?

Trả lời: 

- Một số chi tiết miêu tả hành động, ngôn ngữ của Thúy Kiểu được thể hiện trong văn bản:

+ Đối với Thúc Sinh: Thuý Kiều có hành động “mời”, gọi Thúc Sinh là “chàng”, là “cố nhân” (thể hiện sắc thái trang trọng) và tự nhận mình là “người cũ” (sắc thái thân mật, gần gũi), dùng nhiều từ Hán Việt (nghĩa, tòng, cố nhân, tạ,…) và điển cố (Sâm Thương), khi nhắc đến Hoạn Thư với những từ ngữ nôm na, dân dã, quen thuộc như thành ngữ kẻ cắp bà già gặp nhau, kiến bò miệng chén, vợ chàng, quỷ quái, tinh ma, mưu sâu, nghĩa sâu,…

+ Đối với Hoạn Thư: Đầu tiên, Kiều vẫn “chào thưa” và sử dụng cách xưng hô như lúc còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn: gọi Hoạn Thư là “tiểu thư”. Tiếp theo, Kiều dường như dằn giọng từng tiếng một khi sử dụng lặp đi lặp lại, nhấn mạnh một số từ ngữ như dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, mấy gan, đời xưa, đời này, càng cay nghiệt, càng oan trái,…, Kiều có răn đe và rộng lượng tha cho Hoạn Thư: “Đã lòng tri quá thì nên/ Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”.

+ Đối với những kẻ khác: Ngôn ngữ, giọng điệu của nàng ở lượt đối thoại này ngắn gọn, sắc lạnh, quả quyết: Nàng rằng: “Lồng lộng trời cao/ Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta!; Các tên tội ác đáng tình còn sao?”, dứt khoát, mạnh mẽ, kiên quyết nghiêm trị cái ác: Lệnh quân truyền xuống nội đao/ Thề sao thì lại cứ sao gia hình

- Những chi tiết ấy cho thấy Thuý Kiều là người thấu hiểu đạo lí nhân nghĩa ở đời (báo ân rồi sẽ trả thù): trọng ân nghĩa, vị tha, tế nhị, khéo léo trong mối quan hệ với Thúc Sinh; bao dung, độ lượng, có phần thấu hiểu với cảnh ngộ của người khác trong mối quan hệ với Hoạn Thư; mạnh mẽ, quyết liệt đòi lại công bằng cho bản  thân, không khoan nhượng với cái ác trong mối quan hệ với bọn “buôn thịt bán người”,…

Câu 4 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có suy nghĩ gì về việc Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư? Sự việc ấy thể hiện nét tính cách gì của nhân vật Thúy Kiều?

Trả lời:

- Suy nghĩ của em về việc Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư: Đây là một điều tất yếu, bởi Hoạn Thư đã lập luận rất chặt chẽ, với các lí lẽ thuyết phục, khiến Thúy Kiều không thể trừng trị được mình.

- Hành động tha tội cho Hoạn Thư thể hiện bản chất con người Thúy Kiều là người có tấm lòng độ lượng, biết phân biệt đúng sai và không phải là người nhỏ nhen, chấp nhất. Nàng thật sự là một phụ nữ không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn có trái tim nhân hậu, lương thiện, bao dung với lỗi lầm của người khác.

Câu 5 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hành động, lời nói của Hoạn Thư thể hiện điều gì về tính cách nhân vật này? Theo em, nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thúy Kiều?

Trả lời:

Hành động, lời nói của Hoạn Thư

Tính cách, phẩm chất của Hoạn Thư

- Hồn lạc, phách xiêu, khấu đầu dưới trướng, kêu ca

- Lời nói: Đưa ra nhiều lí lẽ để “kêu ca”, gỡ tội:

+ Dẫn ra quy luật tâm lí thường tình của phụ nữ (Rằng: “Tôi chút phận đàn bà/ Ghen tuông thì cũng người ta thường tình) và khẳng định mình cũng là nạn nhân của chế độ đa thê (Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai);

+ Kể lại những việc làm có lợi cho Kiều ngày trước: Nghĩ cho khi các viết kinh/ Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo;

+ Thừa nhận sự kính trọng thầm kín dành riêng cho Kiều: Lòng riêng riêng những kính yêu;

+ Nhận hết tội lỗi về phía mình: Trót lòng gây việc chông gai;

+ Trông cậy, nhờ vả hết vào tấm lòng khoan dung, độ lượng của Kiều: Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng  

Hoạn Thư rất khôn ngoan, giảo hoạt, thấu hiểu tâm lí đối phương. Lúc đầu, Hoạn Thư tỏ ra sợ hãi nhưng vẫn bình tĩnh “liệu điều kêu ca”; biết dùng quy luật tâm lí thông thường của phụ nữ để đánh vào lòng thương cảm của Kiều; biết rõ Kiều là người trọng nghĩa, khéo léo thoả mãn lòng tự trọng của Kiều; thừa nhận toàn bộ lỗi lầm của bản thân nên đã chuyển hoá được sự thù hận trong lòng Kiều thành sự cảm thông và cuối cùng là được tha bổng

- Nhân vật Hoạn Thư, Từ Hải có vai trò trong việc thể hiện chân dung nhân vật Thúy Kiều

+ Hoạn Thư: là nhân vật phản diện - kẻ gây nên những đau khổ và bất hạnh cho cuộc đời Thúy Kiều => Có vai trò tạo nên số phận đầy sóng gió, bất hạnh của Thúy Kiều

+ Từ Hải: là nhân vật chính diện - người cưu mang, giúp đỡ Thúy Kiều, cho cô cơ hội báo ân báo oán => Có vai trò giúp Thúy Kiều thể hiện được đức tính nhân hậu, giàu lòng vị tha và bao dung

Câu 6 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản. Căn cứ vào đâu em có thể xác định như vậy.

Trả lời:

– Chủ đề của văn bản: Tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Thuý Kiều; khát vọng, ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của tác giả và nhân dân thời đại Nguyễn Du (con người bị áp bức, đau khổ sẽ vùng lên thực thi công lí “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”).

–  Căn cứ xác định chủ đề: Cách sắp xếp các sự kiện chính; cách khắc hoạ khung cảnh báo ân, báo oán; cách khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành động, lời đối thoại, cách xây dựng các nhân vật trong tính chỉnh thể của văn bản.

Câu 7 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát trong văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) và văn bản Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)?

Trả lời:

– Truyện được kể bằng thơ nên giàu nhạc điệu; các chi tiết, sự kiện, nhân vật được kể lại, khắc hoạ bằng hệ thống các hình ảnh chọn lọc; ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật có tính hàm súc; các yếu tố của thơ như thanh điệu, vần, nhịp góp phần vào việc khắc hoạ chân dung nhân vật, miêu tả diễn biến tâm trạng, bối cảnh, tình huống,… Đặc biệt những đặc điểm của thơ rất phù hợp để miêu tả diễn biến tâm trạng, những thay đổi tâm lí hết sức tinh tế của nhân vật;…..

– Tuy kể chuyện bằng thơ lục bát nhưng vẫn phát huy được vai trò của người kể chuyện ngôi thứ ba bao quát mọi việc, quan sát, miêu tả, trần thuật, bình luận, một cách tự nhiên.

– Những dòng thơ lục bát kết hợp khéo léo giữa kể chuyện với miêu tả, bình luận; giữa lời của người kể chuyện với lời của nhân vật; giữa thuật lại hành động, lời nói với miêu tả tâm lí, thể hiện cảm xúc, thái độ của nhân vật,…

– Đặc biệt, cách xây dựng đối thoại của nhân vật qua câu thơ lục bát rất uyển chuyển, biến hoá.

Câu 8 (trang 135 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán trong văn bản trên so với cách một nhân vật trong truyện cổ dân gian (mà em biết) ứng xử với những ân oán của họ.

Trả lời:

Trong các truyện cổ dân gian, nhân dân ta thường tạo ra các nhân vật chức năng và thực hiện nhiệm vụ chung của cộng đồng. Do đó họ đền ơn và trả oán thường mang mô-típ chung, và chỉ thực hiện bằng hành động. Ví như trong truyện Sọ Dừa, mặc dù bị hai cô chị hãm hại nhưng vợ chồng Sọ Dừa không hề xử lí họ mà họ tự xấu hổ đi biệt xứ. Nhưng trong Truyện Kiều, đặc biệt là đoạn trích “Thuý Kiều báo ân, báo oán” đã  thể hiện được cái tài tình và khéo léo của Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. So với những phân đoạn báo ân báo oán thường gặp trong những câu chuyện dân gian, thì Nguyễn Du đã làm được nhiều hơn trong việc thể hiện những cung bậc cảm xúc, suy nghĩ và tâm tư của nhân vật. Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều được giãi bày sự biết ơn, trân trọng của bản thân với Thúc Sinh trước khi gửi trao vàng bạc châu báu. Còn Hoạn Thư, nàng đã thẳng tay đưa ra quyết định hỏi tội và trừng phạt ả, không chờ ông trời phán đinh. Nhưng khi nghe Hoạn Thư phân trần, Kiều đã biết đặt mình vào vị trí của Hoạn Thư để suy nghĩ, và cuối cùng chấp nhận rằng ả ta vô tội. Ở đây, Nguyễn Du đã tiến bộ hơn khi cho nhận vật được quyền nói lên tiếng nói của mình, có quyền lựa chọn có trả thù kẻ ác hay không. Đó chính là cái hay, cái nhân văn trong tác phẩm Truyện Kiều.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác: