Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng - Chân trời sáng tạo
Đề bài (trang 119 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy kể một câu chuyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của em (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện) hoặc mô phỏng một truyện đã đọc.
Bước 1: Chuẩn bị bài nói (kể chuyện)
• Chọn kể câu chuyện tưởng tượng theo một trong hai dạng đề tài sau:
- Dạng thứ nhất: Kể một câu chuyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của em.
Với dạng này, cần lưu ý:
Một câu chuyện dù tưởng tượng bay bổng, mới lạ thế nào thì cũng phải có ba yếu tố: bối cảnh, nhân vật, cốt truyện.
Bối cảnh là không gian, thời gian diễn ra câu chuyện.
Nhân vật có thể là người, thần tiên, ma, quỷ, loài vật, cây cối, đồ vật,..., một câu chuyện cần có nhân vật chính và một vài nhân vật phụ.
Cốt truyện là chuỗi sự kiện, hành động của nhân vật có quan hệ với nhau theo quan hệ nhân quả hoặc nối tiếp. Khi cần, có thể sử dụng yếu tố kì ảo một cách hợp lí, nhất là khi em định kể một câu chuyện huyền ảo như các truyện truyền kì đã học.
- Dạng thứ hai: Một câu chuyện phỏng theo truyện đã đọc. Với dạng này, truyện đã có sẵn bối cảnh, nhân vật, cốt truyện. Em sử dụng trí tưởng tượng của mình để thay đổi, bổ sung một, hai hoặc cả ba yếu tố như bối cảnh, nhân vật, cốt truyện tức là “cải biên” để có một câu chuyện mới.
• Xác định mục đích, thời gian, không gian nói, đối tượng nguời nghe để có cách kể phù hợp.
Bước 2: Luyện tập, trình bày
Lưu ý:
• Lời kể phải tự nhiên, ngữ điệu phù hợp với văn nói và kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể để câu chuyện được truyền cảm, hấp dẫn.
• Có thể tự quay một đoạn phim về cách kể chuyện của bản thân để xem lại và điều chỉnh.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Sau khi kể chuyện, dùng bảng kiểm sau để tự đánh giá kĩ năng kể chuyện của mình và kĩ năng kế chuyện của bạn:
Bảng kiểm kĩ năng kể một câu chuyện tưởng tượng
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
||
Mở đầu |
Chào hỏi người nghe |
|
|
|
Giới thiệu ngắn gọn về bản thân |
|
|
||
Nêu nhan đề câu chuyện sẽ kể |
|
|
||
Tóm tắt nội dung truyện trong vài câu ngắn gọn (nếu cần) |
|
|
||
Nội dung chính |
Giới thiệu nhân vật/hoặc bối cảnh |
|
|
|
Thuật lại các sự kiện, diễn biến câu chuyện theo quan hệ nhân quả hoặc quan hệ tiếp nối |
|
|
||
Kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm |
|
|
||
Làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính |
|
|
||
Kết thúc |
Kết thúc câu chuyện hợp lí |
|
|
|
Nêu câu hỏi để người nghe tự rút ra ý nghĩa, chủ đề hay thông điệp từ câu chuyện |
|
|
||
Cảm ơn người nghe |
|
|
||
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe |
Sử dụng hình ảnh, từ ngữ, kiểu câu phù hợp |
|
|
|
Sử dụng hợp lí các phương tiện phi ngôn ngữ |
|
|
||
Có cách mở đầu và kết thúc ấn tượng, hấp dẫn |
|
|
Bài nói tham khảo:
Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng.
Các bạn biết không, bây giờ, chiếc điện thoại thông minh đã trở thành người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Với lớp vỏ bóng loáng và màn hình sắc nét, nó như một cánh cửa thần kì, đưa tôi đến những vùng đất mới, gặp gỡ những người bạn từ khắp nơi trên thế giới. Có những lúc, tôi cảm thấy như chiếc điện thoại hiểu tôi hơn bất cứ ai khác.
Có một buổi tối, khi chỉ còn ánh sáng nhè nhẹ hắt ra từ màn hình điện thoại, tôi nằm trên giường, đắm chìm trong những suy nghĩ miên man. Bỗng một ý tưởng kì lạ nảy ra trong đầu tôi: Liệu chiếc điện thoại này có thể nói chuyện được không nhỉ. Với sự tò mò, tôi hỏi to:
- Này, điện thoại, cậu có nghe tớ nói không?
Thật bất ngờ, một giọng nói trong trẻo vang lên từ chiếc điện thoại:
- Tớ đây, tất nhiên là tớ nghe được cậu nói rồi. Cậu nghĩ tớ là vật vô tri à?
Tôi há hốc mồm ngạc nhiên, thì ra chiếc điện thoại cũng có linh hồn, cũng nói chuyện được. Tôi hỏi tiếp:
- Cậu có thể kể cho tớ nghe về những gì cậu đã trải qua được không?
Chiếc điện thoại trầm ngâm một lát rồi cất tiếng, giọng trở nên ấm áp hơn:
- Tớ đã lưu giữ rất nhiều khoảnh khắc của cậu, từ những nụ cười hồn nhiên đến những nỗi buồn sâu thắm. Tớ biết cậu thích màu tím, sợ sấm chớm và ước mơ trở thành kiến trúc sư. TỚ cũng biết cậu đang rất lo lắng cho bài khảo sát sắp tới. Nhưng đừng lo, cậu sẽ làm bài tốt mà, vì tớ thấy cậu sử dụng tớ để tham khảo rất nhiều tài liệu ôn tập.
Chiếc điện thoại trầm ngâm một lát rồi kể tiếp:
- Tớ nhớ có lần bạn đi du lịch Sapa cùng với gia đình, tớ đã giúp cậu ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc của cậu khi chinh phục được đỉnh Phan-xi-păng, vượt qua được cầu kính Rồng Mây. Rồi có lần cậu bị hỏng xe giữa đường, tớ đã giúp cậu liên lạc với mẹ để mẹ có thể trợ giúp cho cậu. Và còn rất nhiều việc tớ làm cùng cậu nữa, kể ra nhiều lắm.
Nghe chiếc điện thoại tâm sự xong, tôi cảm thấy ấm áp. Tôi chợt nhận ra rằng, chiếc điện thoại không chỉ đơn thuần là một thiết bị, mà còn là người bạn đồng hành, luôn lắng nghe, chia sẻ với tôi mọi việc trong cuộc sống. Tôi hỏi:
- Vậy cậu có cảm thấy cô đơn không khi chỉ ở trong lớp vỏ này?
Chiếc điện thoại đáp:
- Tớ không cô đơn khi có cậu. Nhưng tớ luôn muốn thấy cậu cười thật nhiều bên người thân, đạt kết quả cao nhất trong học tập. Và điều quan trong nhất là hãy sử dụng tớ vào những mục đích trong sáng, mang lại lợi ích cho mình.
Tôi nghe xong cảm thấy có lỗi. Quả thật, tôi đã dành thời gian quá nhiều cho chiếc điện thoại mà quên mất việc chơi đùa với các bạn, giúp đỡ bố mẹ trong công việc nhà và còn sử dụng điện thoại xem những video không có ích cho học tập. Tôi hưa với chiếc điện thoại:
- Cảm ơn cậu đã luôn ở bên cạnh tớ. Từ giờ tớ sẽ cân bằng thời gian giữa việc sử dụng điện thoại và việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Tớ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè và các hoạt động ngoài trời. Tớ sẽ dùng cậu để tìm tòi, học tâpj những điều bổ ích.
Chiếc điện thoại cười:
- Tớ rất vui vì cậu đã hiểu. Hãy nhớ rằng, công nghệ chỉ là công cụ để giúp cho cuộc sông của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Quan trong nhất vẫn là mối quan hệ giữa người với người.
Sau cuộc nói chuyện với chiếc điện thoại, tôi luôn cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè. Tôi tham gia các hoạt động ngoài trời với bạn bè, tích cực giúp đỡ bố mẹ trong công việc nhà. Tôi thấy được niềm vui của bố mẹ khi tôi trò chuyện với mọi người, sự hào hứng của các bạn khi các hoạt động tập thể có đông người tham gia. Và đặc biệt, tôi đã dùng chiếc điện thoại nhiều hơn vào mục đích học tập, tìm hiểu những bài toán khó, rèn luyện phát âm tiếng Anh hay đọc những bài văn hay. Tôi nghĩ rằng, dù những thiết bị điện tử có trở nên thông minh hơn nữa thì đó cũng chỉ là những công cụ phục vụ đời sống, chúng ta cũng nên dùng nó một cách có hiệu quả vầ cân bằng hơn để cuộc sống của chúng ta trở nên thật ý nghĩa.
Trên đây là câu chuyện tâm sự của tôi với chiếc điện thoại. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.