X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nói và nghe - ngắn nhất Chân trời sáng tạo


Soạn bài Nói và nghe ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nói và nghe - Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khi tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống, cần lưu ý những gì?

Trả lời:

- Khi tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống, cần lưu ý:

+ Nắm rõ vấn đề thảo luận.

+ Chú ý lắng nghe ý kiến mọi người, tôn trọng các ý kiến trái chiều.

+ Chú ý cách trình bày ý kiến của mình, đặc biệt là khi phản đối ý kiến của người khác.

+ Tự rút ra bài học cho bản thân qua cuộc thảo luận.

Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu kinh nghiệm của em về cách chuyển nội dung bài viết thành bài nói khi thực hiện các yêu cầu thực hành về nói và nghe ở Bài 3 và Bài 4.

Trả lời:

- Kinh nghiệm của em về cách chuyển nội dung bài viết thành bài nói khi thực hiện các yêu cầu thực hành về nói và nghe ở Bài 3 và Bài 4:

+ Đọc kĩ lại bài viết; gạch chân các ý chính, từ ngữ quan trọng.

+ Tóm tắt ý bằng hình thức sơ đồ/ danh sách/ bảng biểu/…

+ Xác định những nội dung của bài viết có thể khiến người nghe khó hiểu nếu chỉ được trình bày bằng phương tiện ngôn ngữ.

+ Xác định những từ ngữ/ cách diễn đạt không phù hợp với ngôn ngữ nói,…

Câu 3 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chia sẻ một số kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

Trả lời:

- Một số kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến:

+ Tập trung lắng nghe ý kiến và cố gắng hiểu rõ ý đổ của người nói.

+ Tìm hiểu nhiều ý kiến khác nhau về nội dung mà người nói đưa ra để đánh giá tính thuyết phục của một ý kiến.

+ Dù đồng ý hay không đồng ý với ý kiến mà người nói đưa ra thì cũng luôn phải thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến riêng của họ.

Câu 4 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Làm thế nào để kể lại một câu chuyện tưởng tượng cho hấp dẫn, thu hút người nghe?

Trả lời:

- Để kể lại một câu chuyện tưởng tượng cho hấp dẫn, thu hút người nghe, cần:

+ Sử dụng một câu mở đầu đặc biệt, gợi tò mò hoặc mở ra một thế giới mới để thu hút sự chú ý ngay từ đầu.

+ Sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và miêu tả chi tiết để tạo ra hình ảnh sống động trong tâm trí người nghe.

+ Sử dụng các yếu tố bất ngờ, những sự kiện không thường xảy ra hoặc những pha giật gân để giữ sự chú ý của người nghe.

+ Sử dụng giọng điệu và biểu cảm phù hợp để tạo ra sự sống động và thu hút sự chú ý của người nghe.

+ Tạo ra những nhân vật độc đáo, có tính cách sắc nét và có mục đích trong câu chuyện. 

+ Tạo ra những tình huống căng thẳng, đối đầu hoặc những khúc mắc để giữ sự chú ý của người nghe và tạo ra sự hứng thú.

Câu 5 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ghi lại một số kinh nghiệm về kĩ năng đặt câu hỏi phỏng vấn.

Trả lời:

- Một số kinh nghiệm về kĩ năng đặt câu hỏi phỏng vấn:

+ Chú ý mục đích câu hỏi

+ Sử dụng ngôn ngữ và thái độ phù hợp.

+  Kết hợp cả các loại câu hỏi, bao gồm câu hỏi mở và câu hỏi đóng, để thu được một bức tranh toàn diện và chính xác về thông tin bạn đang tìm kiếm.

+ Khi đã đặt xong câu hỏi bạn hãy chú ý lắng nghe câu trả lời.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác: