X

Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Bài 2: Ca dao về tình yêu thương - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 2: Ca dao về tình yêu thương sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 2.

Bài 2: Ca dao về tình yêu thương - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Đọc: Ca dao về tình yêu thương (trang 45, 46)

* Nội dung chính Ca dao về tình yêu thương:

Hệ thống các bài ca dao của nhân dân ta thật phong phú, chan chứa tình yêu thương trong từng chữ, từng lời thơ mượt mà. Nhờ đó, tình yêu thương đi vào lòng mỗi người một cách dễ dàng, tự nhiên và thấm đượm vô cùng.

* Khởi động

Câu hỏi trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa của một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về công ơn cha mẹ mà em biết.

Trả lời:

Câu tục ngữ về công ơn cha mẹ mà em biết là câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Câu tục ngữ có nội dung nói về công ơn của cha mẹ là rất lớn. Công sức vất vả của cha chất cao như núi, tình nghĩa yêu thương của mẹ dạt dào liên tục như dòng nước trong.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Ca dao về tình yêu thương

1. Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

*

2. Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Kể sao cho bõ những ngày ước ao.

*

3. Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

*

4. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

*

5. Con người có tổ có tông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

(Ca dao Việt Nam)

Ca dao về tình yêu thương lớp 4 (trang 45, 46) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm trong bài những câu ca dao là lời khuyên:

Ca dao về tình yêu thương lớp 4 (trang 45, 46) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Ghi nhớ công ơn cha mẹ, thầy cô

Hòa thuận, yêu thương anh chị em

Yêu thương
con người

Nhớ đến
cội nguồn

Câu ca dao
số 1, 2

Câu ca dao
số 3

Câu ca dao
số 4

Câu ca dao
số 5

Câu 2 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những hình ảnh nào trong câu ca dao 1 và 2 nói lên công ơn của cha mẹ, thầy cô?

Trả lời:

Hình ảnh nói lên công ơn của cha mẹ, thầy cô trong câu ca dao 1 và 2 là:

+ Trong câu ca dao 1: nặng lắm; trời; chín tháng cưu mang.

+ Trong câu ca dao 2: lớn khôn thế này; cơm; áo; chữ; những ngày ước ao.

Câu 3 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trong câu ca dao 3, anh chị em được so sánh với hình ảnh nào? Cách so sánh ấy có gì hay?

Trả lời:

Trong câu ca dao 3, anh chị em được so sánh với hình ảnh tay chân.

Cách so sánh này muốn nói: tay chân không thể xa rời nhau, luôn tồn tại trong 1 con người thống nhất. Anh em cũng đoàn kết, tồn tại song song và vì nhau, luôn thống nhất, gắn bó.

Câu 4 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Kể 2 – 3 việc làm phù hợp với lời khuyên ở câu ca dao 4 hoặc 5.

Trả lời:

- Việc làm phù hợp với lời khuyên ở câu ca dao 4: không phân biệt dân tộc/ chủng tộc; giúp đỡ người nghèo khó hơn; quyên góp tiền từ thiện cho vùng bị lũ lụt;…

- Việc làm phù hợp với lời khuyên ở câu ca dao 5: thắp hương tổ tiên; chào hỏi ông bà; nghe kể chuyện về các cụ thời xưa;…

* Học thuộc lòng các câu ca dao.

Nói và nghe: Kể về một việc làm thể hiện tình cảm của em với người thân (trang 46)

Câu 1 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Mỗi nhân vật trong tranh dưới đây đã làm được việc gì để thể hiện tình cảm với người thân?

Kể về một việc làm thể hiện tình cảm của em với người thân trang 46 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

- Bức tranh truyện “Sự tích hoa cúc trắng”: bạn nhỏ quyết tâm đi tìm thuốc để cứu mẹ khỏi trọng bệnh.

- Bức tranh truyện “Về thăm bà”: bạn Thanh mong được về thăm bà, sống trong tình yêu thương và tự hào về bà mình.

Câu 2 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Kể về một việc làm thể hiện tình cảm của em đối với người thân.

Kể về một việc làm thể hiện tình cảm của em với người thân trang 46 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Việc làm thể hiện tình cảm của em đối với người thân:

Vào một lần, mẹ em đi làm về mệt nên đã rất chóng mặt. Từ cửa vào nhà, mặt mẹ trông xanh xao, tay chân mẹ đi đứng không vững. Thấy lạ thường, em liền cầm túi xách hộ mẹ, dẫn mẹ nhanh vào phòng nằm. Em nhờ bố lấy nước và đồ ăn cho mẹ. Chẳng mấy chốc, mẹ nhanh chóng tỉnh táo lại. Mẹ nói rất vui vì được em chăm sóc như vậy! Nghe mẹ nói, em cũng thật hạnh phúc làm sao!

Câu 3 trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với bạn về ý nghĩa của việc làm mà em đã kể ở bài tập 2.

Trả lời:

Trao đổi với bạn về ý nghĩa của việc làm mà em đã kể ở bài tập 2 – lắng nghe câu chuyện của bạn.

Ý nghĩa việc làm ở bài tập 2: Giúp đỡ, yêu thương người thân trong gia đình. Bày tỏ lòng biết ăn, chăm sóc người thân.

Viết trang 47, 48

Câu 1 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.

Mở đầu buổi lễ, các em lớp Một mặc đồng phục mới, tay vẫy cờ hoa, xếp thành hàng đôi, cùng thầy cô giáo tiến vào vị trí trung tâm của sân trường trong tiếng trống chào mừng và tiếng vỗ tay giòn giã. Những đôi mắt mở to, lạ lẫm trên khuôn mặt ngây thơ trông thật đáng yêu.

Sau khi ổn định chỗ ngồi, các em được xem một chương trình văn nghệ đặc biệt. Hoạt cảnh “Ngày đầu tiên đi học" và bài hát truyền thống của trường là lời chào thân thương gửi tới những thành viên mới của ngôi nhà Ban Mai mến yêu.

Tiếp đến, cô Hiệu trưởng nói lời chào mừng và dặn dò các em học sinh nhỏ nhất trường. Cô không quên căn dặn các anh chị lớp trên phải yêu thương, giúp đỡ các em. Cô tặng mỗi em một chiếc thẻ xinh xắn hình con thú ngộ nghĩnh có ghi tên và lớp.

Cuối buổi lễ, một em học sinh lớp Một đại diện chia sẻ cảm xúc trong ngày đầu năm học mới.

Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.

(Minh An)

a. Bài văn thuật lại sự việc gì? Ở đâu? Khi nào?

b. Bạn nhỏ được chứng kiến hay tham gia sự việc đó?

c. Tìm trong bài văn:

– Đoạn mở bài.

– Các đoạn văn ở phần thân bài và xác định nội dung mỗi đoạn.

Nhận diện bài văn thuật lại một sự việc trang 47, 48 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

– Đoạn kết bài

d. Bạn nhỏ thuật lại sự việc theo trình tự nào? Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?

Trả lời:

a. Bài văn thuật lại buổi diễn ra ngày khai trường, đón sinh viên lớp Một vào trường. Buổi khai trường diễn ra tại trường học, vào năm học này.

b. Bạn nhỏ được chứng kiến lễ đón học sinh lớp Một vào trường.

c. Đoạn mở bài là: “Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.”

Cac đoạn văn ở phần thân bài – nội dung mỗi đoạn:

(Đoạn 1): Từ “Mở đầu buổi lễ,… trông thật đáng yêu.”: Lễ diễu hành.

(Đoạn 2): Từ “Sau khi ổn định chỗ ngồi,… ngôi nhà Ban Mai mến yêu.”: Theo dõi văn nghệ. 

(Đoạn 3): Từ “Tiếp đến…. có ghi tên vào lớp.”: Cô Hiệu trưởng phát biểu.

(Đoạn 4): Từ “Cuối buổi lễ,…năm học mới.”: Đại diện học sinh lớp Một phát biểu.

Đoạn kết bài là: “Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.”

d. Bạn nhỏ thuật lại sự việc theo trình tự diễn ra sự việc (trình tự thời gian)

Từ ngữ cho em biết điều đó là: Mở đầu; sau khi; tiếp đến; cuổi buổi.

 

* Ghi nhớ: Bài văn thuật lại một sự việc được chứng kiến, tham gia thường gồm ba phần:

1. Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

2. Thân bài: Thuật lại diễn biến sự việc theo trình tự không gian hoặc thời gian.

Lưu ý: Thân bài có thể gồm một hoặc nhiều đoạn văn.

3. Kết bài: Nêu kết thúc của sự việc. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.

Câu 2 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của bài văn thuật lại một việc làm tốt.

(1) Sáng sớm, em cùng bố mẹ đi xe buýt tới thăm ông bà.

(2) Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.

(3) Ở trạm dừng tiếp theo, một người phụ nữ bế em nhỏ lên xe.

(4) Thứ Bảy tuần trước, em đã làm được một việc tốt.

(5) Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.

(6) Bố mẹ nhường cho em ngồi vào chiếc ghế trống duy nhất.

(7) Em đứng lên, nhường chỗ cho hai mẹ con người phụ nữ.

Trả lời:

(4) Thứ Bảy tuần trước, em đã làm được một việc tốt.

(1) Sáng sớm, em cùng bố mẹ đi xe buýt tới thăm ông bà.

(6) Bố mẹ nhường cho em ngồi vào chiếc ghế trống duy nhất.

(3) Ở trạm dừng chân tiếp theo, một người phụ nữ bế em nhỏ lên xe.

(7) Em đứng lên, nhường chỗ cho hai mẹ con người phụ nữ.

(5) Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.

(2) Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.

Câu 3 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Mỗi ý ở bài tập 2 có thể xếp vào phần nào của bài văn thuật lại một sự việc?

Nhận diện bài văn thuật lại một sự việc trang 47, 48 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Mỗi ý ở bài tập 2 có thể xếp vào các phần sau của bài văn thuật lại một sự việc:

Mở bài:    (4) Thứ Bảy tuần trước, em đã làm được một việc tốt.

Thân bài: (1) Sáng sớm, em cùng bố mẹ đi xe buýt tới thăm ông bà.

(6) Bố mẹ nhường cho em ngồi vào chiếc ghế trống duy nhất.

(3) Ở trạm dừng chân tiếp theo, một người phụ nữ bế em nhỏ lên xe.

(7) Em đứng lên, nhường chỗ cho hai mẹ con người phụ nữ.

(5) Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.

Kết bài:    (2) Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.

* Vận dụng

Câu 1 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chọn một cánh trên Bông hoa yêu thương.

Nhận diện bài văn thuật lại một sự việc trang 47, 48 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Em chọn cánh hoa Người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 2 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Kể 1 – 2 việc em có thể làm để thể hiện sự quan tâm hoặc tình yêu thương đối với người ghi trên cánh hoa chọn được.

Trả lời:

- Em góp tặng quần áo cũ mà em ít mặc cho các bạn học sinh ở vùng sâu vùng xa.

- Em đem tặng sách truyện của mình cho các bạn bệnh nhi nghèo ở Viện nhi trung ương.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: