Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 3.
Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Đọc: Thuyền trưởng và bầy ong (trang 119, 120)
* Nội dung chính Thuyền trưởng và bầy ong:
Em bé chơi trò thả diều với nhiều ước mơ, nhiều liên tưởng tốt đẹp. Mong muốn mình luôn bay cao, bay xa vào không trung, vào biển rộng mênh mông. Sự tự tin trong cách nghĩ và sự lém lỉnh ngoan ngoãn đã làm hình ảnh “thuyền trưởng” thêm đẹp biết bao.
* Khởi động
Câu hỏi trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.
Trả lời:
Em quan sát được cậu bé thả diều đang vui chơi, cười đùa với con chó nhỏ trên sườn đồi đầy hoa và nắng. Cánh diều bay thật cao, trông thật sặc sỡ.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
1. Đọc bài thơ:
Bài thơ: Thuyền trưởng và bầy ong
Đàn ong cảnh chở nắng
Bay qua vườn mướp vàng
Ghẻ cành râm bụt đỏ
Binh mật đầy vẫn mang.
Diều như buồm căng gió
Trời xanh màu đại dương
Em là người thuyền trưởng
Kéo buồm vào mênh mông.
Chiều loang dần trên cát
Rơi tiếng chim gọi ngày
Nắng quánh vàng như mật
Ong về hay còn bay?
Cập bến thôi diều nhé!
Sao đã thắp hải đăng
Cơm chiều mẹ đã dọn
Về thôi thuyền, sương giăng.
Đàn ong siêng, về tổ
Thuyền trưởng ngoan, về nhà
Ngày mai cùng với nắng
Ong và diều bay xa.
(Thục Linh)
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Hình ảnh đàn ong trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp?
Trả lời:
Hình ảnh đàn ong chở nắng: hình ảnh này đẹp ở chỗ, nắng vẫn chiếu toả khắp muôn nơi, không cần ai đón đưa, chở đi cả! Đàn ong chở nắng là hình ảnh đàn ong bay dưới nắng để đi tìm hoa lấy mật.
Câu 2 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Cách tả trò chơi thả diều trong bài có gì thú vị?
Trả lời:
Tả trò chơi thả diều mà ví cánh diều như cánh buồm căng mình trước gió biển; ví bầu trời xanh là đại dương đầy nước; em là người thuyền trưởng lái tàu, kéo buồm đi mênh mông vùng biển.
Cách tả thật hóm hỉnh, nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng.
Câu 3 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư.
Trả lời:
Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư: chiều loang, tiếng chim gọi, nắng quánh vàng, sao thắp hải đăng, mẹ dọn cơm, sương giăng.
Câu 4 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Khổ thơ cuối bài nói lên ước mơ gì của bạn nhỏ?
Trả lời:
Ước mơ của bạn nhỏ là mỗi ngày lại được bay cao, bay xa, viển vông cùng với ước mơ làm thuyền trưởng; ước mơ được chơi đùa cùng thiên nhiên, cùng cánh diều.
* Học thuộc lòng bốn khổ thơ em thích.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Những ước mơ xanh
(a) Tìm đọc một bài thơ hoặc lời một bài hát viết về:
(b) Ghi chép những hình ảnh thể hiện ước mơ trong bài thơ hoặc lời bài hát vào Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài thơ hoặc lời bài hát đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc lời bài hát.
Trả lời:
a. Lời bài hát Em như chim câu trắng – Trần Ngọc:
Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em mong sao không có nước mắt rơi chia lìa.
Em mong sao trên trái đất hoa thơm nở bốn mùa.
Em mong sao trên trái đất mỗi con người như em đây là chim trắng chim hòa bình.
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh.
b. Ghi chép hình ảnh thể hiện ước mơ trong lời bài hát: tung cánh giữa trời, bay giữa trời, hoa thơm nở bốn mùa, mỗi con người như chim trắng hoà bình, giữ đẹp trái đất xanh, sống yêu thương.
c. Em chia sẻ với bạn bè lời bài hát, nhật kí đọc sách, suy nghĩ của em về lời bài hát:
Lời bài hát là tiếng nói hồn nhiên của trẻ thơ, muốn góp sức nhỏ vào việc giữ vững hoà bình, an ninh, vẻ đẹp xanh tươi cho Trái đất này.
Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hoá (trang 121)
Câu 1 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp Tớ san bằng tăm tắp Con đường nào rải nhựa Tớ là phẳng như lụa. (Trần Nguyên Đào) |
Bé hỏi bông hoa bưởi: – Có gì mà vui tươi? Hoa kiêu hãnh trả lời: – Tôi sắp thành quả đấy! (Đặng Hán)
|
a. Tìm sự vật được nhân hoá trong mỗi đoạn thơ.
b. Mỗi sự vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
c. Cách nhân hoá ấy có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Tìm sự vật được nhân hoá trong mỗi đoạn thơ: chiếc xe lu, bông hoa bưởi.
b. Mỗi sự vật ấy được nhân hoá bằng cách:
+ Chiếc xe lu là “tớ”, có hành động san bằng, là phẳng như người.
+ Bông hoa bưởi có hành động cười vui, kiêu hãnh trả lời như con người.
c. Cách nhân hoá ấy có tác dụng: làm sự vật gần gũi, thân thuộc và dễ hiểu với các bạn nhỏ hơn.
Câu 2 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm sự vật được nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào?
a. Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân |
Trăng ơi... từ đâu đến? Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi có nơi nào Sáng hơn đất nước em... (Trần Đăng Khoa) |
b. Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dễ chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi.".
Theo Tô Hoài
Trả lời:
a. Sự vật được nhân hoá là: trăng – nhân hoá bằng cách có hành động đến, soi, đi như con người.
b. Sự vật được nhân hoá là: con dế - được nhân hoá bằng cách gọi đồng loại là người trong nhà, có mẹ, mẹ có dặn như hoạt động của con người.
Câu 3 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Sử dụng biện pháp nhân hoá, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ trong đoạn văn dưới đây:
Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Tôi vui vẻ:
– Chào những người bạn nhỏ!
Trả lời:
Tia nắng: Chào bạn nhỏ, tôi đã đến gọi cậu dậy đi học nhanh đây! Nhanh chóng kẻo muộn học nào.
Câu 4 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết 2 – 3 câu ghi lại lời trò chuyện giữa các hiện tượng thiên nhiên.
Trả lời:
Mây: Ôi chị gió đi đâu mà vội thế này? Tôi có thể giúp gì được cho chị không nhỉ?
Gió: Anh mây đó hả, tôi vội quá mà không kịp chào hỏi. Tôi đang dọn đường phố.
Mây: À, vậy để tôi giúp chị, tôi sẽ xả cơn mưa làm đường phố thêm sạch nhé!
Viết trang 122
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Câu 1 trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?
Gợi ý:
– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?
– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?
• Em gặp bà tiên, ông bụt,... trong hoàn cảnh nào?
• Em sẽ nói những gì?
• Bà tiên, ông bụt,... sẽ trả lời em thế nào?
• Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?
Trả lời:
Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói:
Bà tiên ơi, bà có thể cho con thật nhiều sức mạnh được không? Con muốn mình có thể lớn nhanh như thổi, làm mọi việc nhà chỉ trong tích tắc.
Vì con thấy bố mẹ con đi làm về rất mệt. Con muốn bố mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và để con phụ giúp việc nhà cho bố mẹ.
Câu 2 trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...
– Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ.
– Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...
– Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.
Trả lời:
Trong giấc mơ của em, bà tiên bỗng từ đâu hiện ra và nói: “Cháu bé tốt bụng, ta sẽ cho cháu một điều ước, cháu muốn điều ước ấy là gì nào?”. Trông thấy bà, em giật mình hỏi lại: “Bà là bà tiên trong cổ tích ạ? Có thật là cháu ước gì cũng thành sự thật không?”. Bà tiên nhin em rồi cười nói: “Ta là tiên, điều gì ta cũng giúp cháu được, hãy ước đi nào!”. Em nhanh nhảu đáp: “Dạ vậy con muốn con có thật nhiều sức mạnh được không ạ? Con muốn mình có thể lớn nhanh như thổi, làm mọi việc nhà chỉ trong tích tắc”. Bà tiên hỏi em vì sao lại ước như vậy, em trả lời: “Vì con thấy bố mẹ con đi làm về rất mệt. Con muốn bố mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và để con phụ giúp việc nhà cho bố mẹ.”. Bà tiên nhìn em rồi cười, bà gật đầu xoa tóc em, rồi bà quay lưng đi về màn sương mờ ảo hoà lẫn tiếng cười. Choàng tỉnh giấc, em thấy tay mình ấm nóng, tim đập nhanh. Tìm bố mẹ ở dưới bếp, em choàng ôm thật chặt mọi người trong lòng.
Câu 3 trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.
– Câu đầu tiên có hấp dẫn không?
– Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?
– Câu cuối có ấn tượng không?
– Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?
– ?
Trả lời:
Em đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.
Câu 4 trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.
Trả lời:
Em và bạn bình chọn cho đoạn văn tưởng tượng thú vị. Em và bạn có thể nhờ cô kiểm tra xác minh nội dung giúp sau khi đã thảo luận xong.
* Vận dụng
Câu hỏi trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tưởng tượng, cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi – đáp về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay.
Trả lời:
Em và bạn cùng tưởng tượng đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong hỏi đáp:
Thuyền trưởng: Ong và diều ơi, các bạn cảm thấy hôm nay là một ngày như thế nào? Chúng ta đã đi rất xa, hơn cả ngày hôm qua rồi đúng không?
Bầy ong và Diều: (đồng thanh) Đúng rồi thưa thuyền trưởng, hôm nay chúng ta còn thấy nhiều hoa lạ, cảnh lạ nữa. Thật tuyệt vời.
Bầy ong: Liệu chúng ta có thể chở thêm tổ của tôi nữa được không? Hoa quá nhiều mà tôi không thể chở hết được thuyền trưởng ơi!
Diều: Đó là việc của cậu chứ, thuyền trưởng và tôi đi khám phá, sao có thể chở đồ nặng như thế được.
Thuyền trưởng: Không sao, tớ sẵn lòng giúp ong. Nhưng ong hãy cẩn thận, đừng hút mật hoa lạ, tránh gây ngộ độc nhé!
Bầy ong: Cảm ơn thuyền trưởng rất nhiều!