Bài 6: Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 6: Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 6.
Bài 6: Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Đọc: Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu (trang 62, 63)
* Nội dung chính Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu:
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, yêu mảnh đất, yêu vùng biển, vùng trời. Không kể khoảng cách, người dân Việt sẵn sàng dang tay dìu dắt, nối dài tay cho những ước mơ, những hoài bão được nuôi lớn trên Trường Sa, Hoàng Sa. Tất cả vì một Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ!
* Khởi động
Câu hỏi trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chia sẻ với bạn những điều em biết về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trả lời:
Hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Hai quần đảo này nằm xa ở ngoài biển Đông. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, bảo vệ vững chắc thêm vùng biển của nước ta. Song, gần đây ta vấp phải sự xâm chiếm, bánh trướng của người dân Trung Quốc về vùng lãnh thổ này. Việt Nam hiện vẫn đang đàm phán, giải quyết trong hoà bình - làm sao để giữ trọn vẹn lãnh thổ ông cha đã gây dựng nên.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu
Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu được thành lập năm 2014, là nơi kết nối những tấm lòng, những trái tim hướng về biển đảo.
Trong 8 năm qua, Câu lạc bộ đã làm được rất nhiều việc ý nghĩa cho cán bộ, chiến sĩ hải quân và ngư dân nghèo ven biển. Ngoài những hoạt động tuyên truyền và lan toả tình yêu biển đảo, Câu lạc bộ còn vận động được hơn 181 tỉ đồng để thực hiện các dự án "Ươm mầm tương lai", "Chắp cánh ước mơ".... Các hội viên đã trao hơn 14 000 suất học bổng thường niên cho con em của lực lượng bảo vệ biên cương, hải đảo và ngư dân. Họ cũng xây tặng 57 căn nhà đồng đội và trao hàng chục nghìn phần quà cho con em quân nhân có hoàn cảnh khó khăn trên đảo.
Mỗi hội viên luôn sẵn lòng sẻ chia, gửi trao những tình cảm chân thành nhất đến nơi tiền tiêu của Tổ quốc thân yêu.
(Duyên Anh)
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những con số dưới đây nói lên điều gì?
Trả lời:
Những con số này nói lên thành công, những con số thống kê đã được Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu huy động từ các hội viên, các mạnh thường quân trong câu lạc bộ.
Câu 2 trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Theo em, tên gọi của các dự án "Ươm mầm tương lai", "Chắp cánh ước mơ" muốn nói lên điều gì?
Trả lời:
Tên gọi của các dự án "Ươm mầm tương lai", "Chắp cánh ước mơ" muốn nói: các dự án được xây dựng, hoạt động nhằm hỗ trợ, động viên các bạn nhỏ có cơ hội học tập, sinh hoạt tốt hơn. Hi vọng và đặt niềm tin ở các bạn có thêm “đôi cánh” tiếp sức, thực hiện ước mơ học tập, làm người có ích cho xã hội, cho chính Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu.
Câu 3 trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao nói câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu là nơi kết nối những tấm lòng, những trái tim?
Trả lời:
Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu là nơi kết nối những tấm lòng, những trái tim, vì ở câu lạc bộ tập hợp những người cùng yêu quê hương, yêu biển đảo. Mà tình yêu nước thì xuất phát từ tấm lòng, từ trái tim. Họ hành động, làm việc, cống hiến,… đều chung lí tưởng, kết nối nhau chung một nhịp đập trái tim, vì Tổ quốc thân yêu.
Câu 4 trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em sẽ làm cách nào để chia sẻ thông tin và vận động người thân cùng tham gia Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu?
Trả lời:
Để chia sẻ thông tin và vận động người thân cùng tham gia Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu, em sẽ:
+ Đưa cho người thân xem các thống kê số liệu mà Câu lạc bộ huy động được.
+ Kể và khẳng định vai trò của hai quần đảo với Tổ quốc Việt Nam.
+ Dẫn một vài minh chứng thực tế cuộc sống khó khăn tại hai quần đảo, cần thiết có sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của người dân từ đất liền.
Nói và nghe: Thảo luận về việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn (trang 63)
Câu 1 trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Cùng các bạn trong tổ hoặc nhóm thảo luận để tìm giải pháp hỗ trợ một học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương,... dựa vào gợi ý:
Trả lời:
Em tìm hiểu và lấy thông tin của bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường rồi điền vào bảng thông tin sau:
1. Thông tin học sinh |
Tên: …………………………….. |
Tuổi: ……………… |
|
Địa chỉ: …………………………………………….. |
|
Hoàn cảnh: ……………………………………… |
|
2. Hình thức hỗ trợ |
Thăm hỏi, động viên |
Tặng quà |
|
Giúp đỡ trong học tập |
|
………………………………….. |
|
3. Giải pháp thực hiện |
Thành viên trong nhóm đóng góp |
Vận động quyên góp |
|
………………………………… |
|
4. Phân công nhiệm vụ |
………………………………… |
………………………………… |
Câu 2 trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Ghi chép lại thông tin về bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn và nội dung phân công nhiệm vụ trong khi cùng các bạn thảo luận.
Trả lời:
Em ghi lại thông tin về bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn và nội dung phân công nhiệm vụ trong khi cùng các bạn thảo luận như bảng gợi ý ở câu 1 trên.
Viết trang 64
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.
Gợi ý:
Trả lời:
Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.
Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại? Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.
Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bản nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.
Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.
* Vận dụng
Câu hỏi trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của một phong trào thể hiện truyền thống "Tương thân tương ái" do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động.
Trả lời:
Trao đổi về tên gọi và ý nghĩa của phong trào Nuôi heo đất, thể hiện truyền thống "Tương thân tương ái" do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động:
Tên phong trào: Nuôi heo đất
Ý nghĩa của phong trào:
+ Mô hình phong trào nuôi heo đất là một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, nhằm động viên các em đội viên, học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động.
+ Thông qua mô hình nhằm giáo dục cho các em đội viên, học sinh các giá trị truyền thống hiếu học, nhân ái tốt đẹp của dân tộc.
+ Hình thành thói quen tiết kiệm trong các em đội viên, học sinh, góp phần thiết thực chăm lo cho các bạn học sinh nghèo tại Liên đội Trường mình đang học.
+ Tạo nguồn quỹ cho Liên đội và các chi đội của Trường tiểu học.