X

Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Bài 4: Thân thương xứ Vàm - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 4: Thân thương xứ Vàm sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 4.

Bài 4: Thân thương xứ Vàm - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Đọc: Thân thương xứ Vàm (trang 54, 55)

* Nội dung chính Thân thương xứ Vàm:

Hình ảnh Vàm cứ thế ru lòng những người dân nơi đây. Thân thương và bình dị, Vàm chứng kiến những cảnh sinh hoạt, bán buôn, những câu chuyện “ruộng”; Vàm nối những con đường mở tới phía trước, gợi nỗi nhớ về Vàm cũng là những kỉ niệm đẹp tươi.

* Khởi động

Câu hỏi trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nói về nơi em ở và những người hàng xóm của em.

Trả lời:

Nơi em ở là ở một chung cư cao tầng. Không gian sinh hoạt khá chật hẹp, chỉ đủ để gia đình em ăn uống, nghỉ ngơi sau ngày dài. Dù rất bận rộn, gia đình em và những người hàng xóm vẫn dành cho nhau những lời chào, sự quan tâm và lời chúc những ngày tốt lành!

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Thân thương xử Vàm

Chợ Vàm Cái Đôi nép vào một góc bến tàu, họp từ khi bình minh chưa lên. Giữa khuya, xuồng từ trong các kinh, vàm, xáng,... đã xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ. Chợ nhỏ và ôn hoà, bình dị lắm. Người tới trước, trải cái bao bố xẻ đôi ra làm dấu. Người tới sau thì kiếm chỗ nào còn trống mà ngồi. Người nào lỡ có lấn sang bên kia tí đỉnh thì cũng cười xoà, có nhiều đầu, dân ruộng với nhau mà. Ở Vàm Cái Đôi hay gắn chữ “ruộng” phía sau mỗi tên gọi. Ví như “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng".... Cách gọi ấy gửi gắm biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình.

Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa vậy. Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng. Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn.

(Nguyễn Thị Việt Hà)

Thân thương xứ Vàm lớp 4 (trang 54, 55) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những chi tiết nào cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm?

Trả lời:

Những chi tiết cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm: họp từ khi bình minh chưa lên; giữa khuya… đã xôn xao.

Câu 2 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hoà?

Chọn đáp án đúng:

• Vì chợ nhỏ, nép vào một góc bến tàu.

• Vì chợ họp từ khi bình minh chưa lên.

• Vì chợ bày bán đủ loại rau, cá, củ, quả.

• Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.

Trả lời:

• Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.

Câu 3 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em có suy nghĩ gì về cách gọi "rau ruộng", "cá ruộng", "đám cưới ruộng"...?

Trả lời:

Cách gọi "rau ruộng", "cá ruộng", "đám cưới ruộng"... làm những thứ đồ ăn trở nên an toàn, gần gũi. Tưởng chừng như những thức ăn rất sạch, do người nông dân làm ra ngay tại quê mình.

Câu 4 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Vì sao?

Trả lời:

Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ hình ảnh phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ.

Vì đây là nơi sôi động, sống cả về đêm; là nơi giao thương buôn bán, nơi làm giàu cho chính những người dân qua lại; nơi có người dân buôn bán ôn hoà, nhường nhịn lẫn nhau. Làm cho họ có một nỗi nhớ, niềm vui không thể quên.

Câu 5 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em ấn tượng nhất về điều gì ở xứ Vàm? Vì sao?

Trả lời:

Em ấn tượng nhất về con người xứ Vàm.

Vì họ buôn bán hàng hoá mà lại không xô lấn, không chen chúc. Họ không mang tâm lí hơn thua và rèm pha nhau. Đây quả thực là điều kì diệu từ chính những người bán hàng phiên chợ Vàm.

Luyện từ và câu: Tính từ (trang 55, 56)

Câu 1 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Xếp từ chỉ đặc điểm được in đậm trong các câu văn dưới đây vào nhóm phù hợp:

a. Đào trồng ở Sa Pa cho quả to, tròn, cùi dày, vị ngọt thanh.

b. Dọc đường làng, hàng tre mướt xanh đang rì rào trò chuyện với mấy chú chim xinh xắn.

c. Thấp thoáng giữa sắc xanh bạt ngàn của khu vườn là những khóm hồng đỏ thắm toả hương thơm ngát.

d. Tiếng hót của chim hoạ mi lúc trong trẻo, lúc vút cao như một khúc nhạc vui.

Luyện từ và câu lớp 4 trang 55, 56 (Tính từ) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Từ chỉ màu sắc

Từ chỉ âm thanh

Từ chỉ hương vị

Từ chỉ hình dáng, kích thước

mướt xanh, xanh, đỏ thắm

rì rào, trong trẻo

ngọt thanh,
thơm ngát

to, tròn, dày,

xinh xắn

Câu 2 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất của hoạt động, trạng thái được in đậm trong mỗi câu dưới đây:

a. Những cơn gió thổi nhè nhẹ.

b. Chim sơn ca hót líu lo.

c. Đoá hoa hồng nhung nở rộ khoe sắc thắm.

Trả lời:

Từ chỉ đặc điểm, tính chất của hoạt động, trạng thái:

Từ chỉ đặc điểm

Từ chỉ tính chất của hoạt động, trạng thái

thổi

nhè nhẹ

hót

líu lo

nở

rộ

 

* Ghi nhớ: Tính từ là từ miêu tả đặc điểm (hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị,...) hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...

Câu 3 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm tính từ trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây:

a.

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Như nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm.

Mùa thu của em

Là xanh cốm mới

Mùi hương như gợi

Từ màu lá sen.

(Quang Huy)

 

        b. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bừng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.

Theo Võ Quảng

 

Luyện từ và câu lớp 4 trang 55, 56 (Tính từ) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

a. Tính từ trong đoạn thơ là: vàng, êm, xanh, mới.

b. Tính từ trong đoạn văn là: xanh cao, trắng, xốp, nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi.

Câu 4 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm 1 – 2 tính từ có thể kết hợp với mỗi động từ sau:

Luyện từ và câu lớp 4 trang 55, 56 (Tính từ) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

M: chảy cuồn cuộn

b. Đặt 1 – 2 câu có tính từ tìm được ở bài tập a.

Trả lời:

a.

chảy

chảy dạt dào;

chảy tuồn tuột

reo

reo vang;

reo vui

tỏa

toả ngát hương;

toả ánh vàng

cười

cười giòn tan;

cười ha hả

b. Em bé có nụ cười giòn tan.

Dòng nước mát chảy dạt dào.

Viết trang 57

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.

Câu 1 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 52, 53 (Tiếng Việt 4, tập một), viết một đoạn văn ở phần thân bài.

Gợi ý:

– Em nên bắt đầu đoạn văn của mình bằng một từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống.

– Thuật lại diễn biến của sự việc gắn với từng khoảng thời gian, địa điểm hoặc tình huống đã chọn.

– Chú ý thuật lại hành động, lời nói,... của nhân vật khi làm việc tốt.

– Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em.

Trả lời:

Chẳng mấy chốc đã tới bến xe buýt gần trường em rồi. Thời gian ở trên xe ngày hôm nay thật là nhanh. Cụ bà được em nhường ghế vẫy tay theo em, ra dấu như chào tạm biệt. Em khẽ cúi người, nhoẻn miệng cười về phía bà, nhanh chân xuống bến. Bỗng chốc, trong lòng em xốn xang lạ kì. Không biết có phải do mình còn chưa chào bà cụ hẳn hoi một tiếng không nhỉ? Chắc không sao đâu, bà cụ sẽ hiểu và yêu quý mình thôi!

Câu 2 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc đoạn văn của các bạn cùng nhóm và chia sẻ:

Trả lời:

a. Bạn kể lại việc tốt theo trình tự nào?

b. Em học được điều gì ở đoạn văn của bạn?

Sắp xếp ý

Dùng từ

Viết câu

?

 

c. Em muốn chỉnh sửa điều gì ở đoạn văn của mình?

Thêm hành động (hoặc lời nói, suy nghĩ,...) của nhân vật

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em

?

Trả lời:

Em đọc bài của bạn và điền thông tin

a. Nếu bạn của em sử dụng các từ chỉ thời gian; đầu tiên, sau đó, tiếp đến, tiếp theo, cuối cùng… thì là trình tự thời gian/ Nếu bài văn của bạn em không có các từ này mà chỉ có các từ chỉ địa điểm, thì là đoạn văn gắn với địa điểm, sự việc.

b. Em ghi điều mình học được từ bài văn của bạn.

c. Em thu nhận điều tốt ở đoạn văn của bạn để sửa bài của mình.

* Vận dụng

Câu 1 trang 57 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Hỏi – đáp về những địa điểm quen thuộc ở quê em hoặc nơi em sống.

Viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc trang 57 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Em và bạn hỏi đáp về những địa điểm quen thuộc ở quê em hoặc nơi em sống.

Ví dụ: Ở Hà Nội ta có: Lăng Bác, Công viên Bách Thảo, Chùa Một cột, Hồ Hoàn kiếm,…

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: