Bài 7: Sắc màu - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 7: Sắc màu sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 7.
Bài 7: Sắc màu - Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo
Đọc: Sắc màu (trang 33, 34)
* Nội dung chính Sắc màu:
Cuộc sống kì diệu có thật nhiều sắc màu. Mỗi sắc màu tồn tại như một món quà, một vẻ đẹp của riêng mỗi sự vật, mỗi con người quanh ta.
* Khởi động
Câu hỏi trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Quan sát, trao đổi về màu sắc trong bức tranh của bài đọc.
Trả lời:
Màu sắc trong bức tranh đa dạng, mỗi cảnh vật làm nên một màu sắc đặc trưng. Màu sắc ở cảnh vật này khó có thể tìm thấy ở cảnh vật khác: màu đỏ cánh hoa, màu xanh tán cây, màu vàng của nắng,… Khung cảnh trông thật rực rỡ.
* Khám phá và luyện tập
Đọc
1. Đọc bài thơ:
Bài thơ: Sắc màu
Màu đỏ cánh hoa hồng
Nhuộm bừng cho đôi má
Còn màu xanh chiếc lá
Làm mát những rặng cây.
Bình minh treo trên mây
Thả nắng vàng xuống đất
Gió mang theo hương ngát
Cho ong giỏ mật đầy.
Còn chiếc áo tím này
Tặng hoàng hôn sẫm tối
Những đôi mắt biết nói
Vẽ màu biển biếc trong.
Màu nâu này biết không
Từ đại ngàn xa thẳm
Riêng đêm như màu mực
Để thắp sao lên trời.....
Mắt nhìn khắp muôn nơi
Sắc màu không kể hết
Em tô thêm màu trắng
Trên tóc mẹ sương rơi....
(Bảo Ngọc)
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Cách bạn nhỏ chọn màu sắc để đưa vào tranh có gì thú vị?
Trả lời:
Bạn nhỏ sử dụng màu sắc một cách tinh nghịch:
Ngoài đời: Màu đỏ của cánh hoa hồng – Trong tranh: Dùng để tô đôi má.
Ngoài đời: Màu xanh chiếc lá - Trong tranh: Tô mát những rặng cây.
Ngoài đời: Màu tím của áo – Trong tranh: Tô màu hoàng hôn
Ngoài đời: Màu nâu – Trong tranh: Tô cánh rừng đại ngàn.
Câu 2 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Mỗi sự vật trong khổ thơ 2 được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả ấy có gì hay?
Trả lời:
Trong khổ thơ 2 gồm có các sự vật sau: mây, nắng, đất, gió, ong.
Các sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ hình ảnh như sau:
+ Mây làm giá treo cho bình minh.
+ Nắng được thả xuống đất.
+ Gió biết mang hương thơm.
+ Ong thu được một giỏ mật đầy.
Cách tả như vậy làm sự vật tinh nghịch, gần gũi với trẻ thơ. Thế giới khoa học được thu vào tầm mắt với biết bao tưởng tượng thú vị.
Câu 3 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao bạn nhỏ nói: "Riêng đêm như màu mực/ Để thắp sao lên trời..."?
Trả lời:
Bạn nhỏ thấy ban đêm trời tối, le lói những vì sao là một điều phù hợp. Nhờ có đêm tối như mực mà sao mới tồn tại. Cả trời đêm và sao sáng làm đẹp lẫn nhau.
Câu 4 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói gì?
Trả lời:
Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói: Vẻ đẹp của sắc màu không xa vời, hiện ngay trước mặt, ở ngay bên mẹ với màu trắng vì bạc tóc. Màu trắng này là sự vất vả, thăng trầm của mẹ, không chỉ là những màu sắc của tự nhiên trước đó.
* Học thuộc lòng 3 – 4 khổ thơ em thích.
2. Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
(a) Tìm đọc một bản tin viết về:
Thiếu nhi vượt khó |
Thiếu nhi tài năng |
Thiếu nhi dũng cảm |
? |
(b) Ghi chép những thông tin đáng chú ý vào Nhật kí đọc sách.
Tên bản tin |
|||
Tên nhân vật |
Tình huống |
Cách giải quyết |
? |
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bản tin đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Suy nghĩ, cảm xúc hoặc những điều em học được từ các bạn thiếu nhi được nhắc đến trong bản tin.
Trả lời:
a. Bạn Hà Thị Ngọc, lớp 4C Trường Tiểu học Phúc Xuân, Thái Nguyên - là tấm gương học sinh nghèo vượt khó. Ngọc là con một trong gia đình nghèo, từ nhỏ em ở với mẹ và ông ngoại. Ông tuổi cao sức yếu, mẹ phải đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống cho cả nhà. Hàng ngày, em phụ giúp công việc nấu ăn, quét dọn nhà cửa, chăm sóc vườn rau,...Ngọc được tuyên dương và khen thưởng vì có tiến bộ trong tháng, xuất sắc hoàn thành các nội dung học tập và rèn luyện trong học kì vừa qua. (năm học 2021 - 2022)
b.
Bản tin tấm gương Hà Thị Ngọc vượt khó học giỏi |
|||
Hà Thị Ngọc |
Ngọc sống xa bố mẹ, ở với ông ngoại ốm yếu từ nhỏ. |
Em phụ giúp ông những công việc nhà hàng ngày (rửa rau, quét dọn,…) |
Ngọc đạt thành tích rèn luyện xuất sắc trong học kì 1, năm học 2021 – 2022. |
c. Em chia sẻ với bạn bản tin đã đọc, Nhật kí đọc sách và suy nghĩ cảm xúc, điều em học được từ các bạn thiếu nhi được nhắc đến:
Em cần biết yêu thương cha mẹ, ông bà mỗi ngày. Việc nhà đơn giản, em có thể phụ giúp gia đình làm được. Cố gắng học tập cũng là cách để em báo đáp công an nuôi dạy của bố mẹ.
Luyện tập về động từ (trang 34, 35)
Câu 1 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm động từ trong đoạn vè và đoạn thơ dưới đây:
a. Hôm qua em tới trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp.
|
Đường xa em đi về Có chim reo trong lá Có nước chảy dưới khe Thì thào như tiếng mẹ. (Minh Chính) |
b.
|
Hay chạy lon xon Là gà mới nở Vừa đi vừa nhảy Là em sáo xinh Hay nói linh tinh Là con liếu điếu Hay nghịch hay tếu Là cậu chìa vôi Hay chao đớp mồi Là chim chèo bẻo. (Vè dân gian) |
Trả lời:
a. Động từ trong đoạn vè là: tới, dắt, bước, lên, đi, reo, chảy, thì thào.
b. Động từ trong đoạn thơ là: chạy, nở, đi, nhảy, nói, nghịch, tếu, chao, đớp mồi.
Câu 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chọn động từ phù hợp trong khung thay cho mỗi *:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha * cho tôi chiếc chổi cọ để * nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để * mùa sau. Chị tôi * nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi * nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, * vừa béo vừa bùi.
Theo Nguyễn Thái Vận
Trả lời:
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà. quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, ai biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều, chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Câu 3 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đặt 2 – 3 câu về một hoạt động vui chơi mà em thích.
Trả lời:
Hoạt động vui chơi mà em thích: đá bóng, trốn tìm.
- Mỗi cuối tuần, em rất thích đi đá bóng.
- Em và bạn thân thường chơi trốn tìm trong giờ ra chơi.
Viết trang 35, 36
Câu 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết bài văn dựa vào gợi ý:
Mở bài |
Em chọn mở bài theo cách nào? – Mở bài trực tiếp: Giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm,... diễn ra câu chuyện. - Mở bài gián tiếp: Dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan. |
Thân bài |
Em chọn kể câu chuyện theo trình tự nào? – Kể lại từng sự việc theo trình tự thời gian. – Kể lại từng sự việc gắn với những địa điểm hoặc tình huống khác nhau. Lưu ý: Tập trung kể sự việc chính, thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của nhân vật. |
Kết bài |
Em chọn kết bài theo cách nào? – Kết bài không mở rộng: Nêu kết thúc của câu chuyện. - Kết bài mở rộng: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi nêu kết thúc câu chuyện. |
Trả lời:
"Mùa hoa lê ki ma nở ở quê ta miền đất đỏ.
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng."
Đó là những câu hát về chị Võ Thị Sáu - nữ du kích dũng cảm, đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Việt Nam ta. Hình ảnh về người con gái can trường, dũng cảm, không bao giờ đầu hàng quân địch vẫn thế sống mãi trong trái tim hàng triệu triệu người dân Việt Nam.
Mọi người gọi chị Võ Thị Sáu với cái tên thân thương "Chị Sáu" để thể hiện niềm tiếc thương, yêu quý, trân trọng người nữ anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân. Chị đã tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi - lứa tuổi so với thế hệ học trò chúng em bây giờ vẫn đang là tuổi hồn nhiên, được vui chơi, học hành.
Vậy mà chị đã mưu trí và năng nổ nhiệt thành tham gia vào hoạt động cách mạng cứu nước đầy gian lao, hiểm nguy. Vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị đã bị quân Pháp bắt được, bị đày ra Côn Đảo và xử tử hình.
Trên pháp trường, chị Sáu không hề run sợ trước cái chết, vẫn cười vui và cất lên tiếng hát. Nhờ lòng dũng cảm, chị thà hi sinh chứ nhất định không nghe theo dụ dỗ, sai khiến của quân thù. Cho đến bây giờ, các bạn học sinh chúng em vẫn ngưỡng mộ, yêu mến hình ảnh chị Sáu lạc quan, hồn nhiên ấy.
Dũng cảm trong thời chiến của các anh hùng dân tộc cứu quốc là động lực to lớn, giục giã chúng em cần nuôi lớn lòng dũng cảm, sự tự tin và kiên cường hơn nữa trước những khó khăn, gian nan của cuộc sống thời đại nay.
Câu 2 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
– Mở bài và kết bài
– Trình tự các sự việc
– Từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm hoặc tình huống
– Đặc điểm, lời nói, suy nghĩ, hành động,... của nhân vật
– Chính tả
- ?
Trả lời:
- Em kiểm tra lại nội dung của phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Soát lại nội dung từng câu, từng phần để tránh các lỗi: lặp ý, lặp câu từ, diễn đạt chưa thoát ý, khó hiểu,…
- Em kiểm tra thông tin các số liệu, thời gian ngày, tháng, năm…
- Em hoàn thiện bài văn.
* Vận dụng
Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Thi tìm thành ngữ nói về màu sắc.
Thành ngữ nói về màu sắc:
+ Mặt mũi tái xanh tái xám
+ Đỏ như son
+ Giấy trắng mực đen
+ Đổi trắng thay đen
Câu 2 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đặt 1 – 2 câu với một thành ngữ tìm được.
M: Mới hơn 7 giờ mà trời đã tối đen như mực.
Trả lời:
- Bạn vừa gặp chuyện gì mà mặt mũi tái xanh tái xám thế kia.
- Môi của em bé đỏ như son.
- Giấy trắng mực đen đâu, cậu ghi bài rõ ràng vào!
- Sự thật khó có thể đổi trắng thay đen được.