X

Wiki 200 tính chất hóa học

Tính chất của muối cromat và dicromat - Tính chất hoá học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng


Tính chất của muối cromat và dicromat

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Hai muối phổ biến nhất của Cr (VI) là muối cromat: CrO42- và đicromat: Cr2O72-

- Công thức phân tử: Các hợp chất thường gặp là: Na2CrO4 và K2CrO4 và Na2Cr2O7 và K2Cr2O7

II. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Muối cromat CrO42- có màu vàng, muối Cr2O72- có màu da cam đều bền.

- Nhận biết: Do mang màu sắc đặc trưng nên có thể dễ dàng nhận biết các muối này qua màu dung dịch.

III. Tính chất hóa học

- Trong dung dịch có cân bằng:

2CrO42- + 2H+ ⇆ Cr2O72- + H2O

- Khi thêm H+ vào muối cromat thì sẽ chuyển từ màu vàng sang màu da cam

K2CrO4 + H2SO4 → K2CrO7 + K2SO4 + H2O

- Khi thêm OH- vào muối đicromat thì sẽ chuyển từ da cam sang vàng

K2CrO7 + KOH → K2CrO4 + H2O

- Tính chất của muối cromat và đicromat là tính oxi hoá mạnh, đặc biệt trong môi trường axit.

Cho FeSO4 và axit sunfuric vào dung dịch kali dicromat.

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Các phản ứng hóa học khác

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

Hay lắm đó

IV. Điều chế

- Kali dicromat thường được điều chế bằng phản ứng của kali clorua với natri dicromat

Na2Cr2O7 + 2KCl → 2 NaCl + K2Cr2O7

V. Ứng dụng

- Kali cromat (K2CrO4) là một chất oxy hóa trong tổng hợp hữu cơ. Nó được sử dụng như trong phân tích vô cơ định tính. Nó cũng được sử dụng như là một chỉ thị cho phương pháp chuẩn độ kết tủa với bạc nitrat và natri clorua (chúng có thể được sử dụng như là tiêu chuẩn cũng như dung dịch chuẩn cho nhau) khi kali cromat chuyển sang màu đỏ với sự hiện diện của ion bạc dư thừa.

- Kali đicromat (K2Cr2O7) là tiền chất của chất phèn kali crom, được sử dụng trong thuộc da.

Xem thêm các tính chất hoá học đơn chất, hợp chất chi tiết, hay khác: