Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 bài tập trắc nghiệm Làm tròn và ước lượng Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.
15 Bài tập Làm tròn và ước lượng (có đáp án) - Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7
Câu 1. Làm tròn số 9,375 đến hàng phần mười ta được kết quả là:
A. 9,3;
B. 9,4;
C. 9,37;
D. 9,38.
Đáp án đúng là: B.
Số 9,375 có chữ số hàng phần trăm là 7 > 5 nên trong số 9,375 ta cộng thêm 1 vào chữ số 7 ở hàng phần mười và thay các chữ số đứng bên phải hàng phần mười bởi chữ số 0 rồi bỏ đi những chữ số 0 ở tận cùng bên phải hàng thập phân.
9,375 → 9,400 → 9,4.
Hoặc ta có thể giải như sau:
Do chữ số hàng phần trăm là 7 > 5 nên làm tròn số 9,375 đến hàng phần mười ta được: 9,375 ≈ 9,4.
Vậy làm tròn số 9,375 đến hàng phần mười ta được kết quả là: 9,4.
Câu 2. Làm tròn số 14,11 đến hàng đơn vị ta được số nào?
A. 14;
B. 14,1;
C. 14,2;
D. 15.
Đáp án đúng là: A.
Số 14,11 có chữ số hàng phần mười là 1 < 5 nên trong số 14,11 ta giữ nguyên chữ số hàng đơn vị và thay các chữ số hàng thập phận bởi chữ số 0 rồi bỏ đi những chữ số 0 ở tận cùng bên phải hàng thập phân.
14,11 → 14,00 → 14.
Hoặc ta có thể giải như sau:
Do chữ số hàng phần mười là 1 < 5 nên làm tròn số 14,11 đến hàng đơn vị ta được: 14,11 ≈ 14.
Vậy làm tròn số 14,11 đến hàng đơn vị ta được số 14.
Câu 3. Làm tròn một số với độ chính xác 0,0005 tức là làm tròn đến hàng:
A. hàng đơn vị;
B. hàng phần mười;
C.hàng phần trăm;
D.hàng phần nghìn.
Đáp án đúng là: D.
Để làm tròn số với độ chính xác 0,0005 thì ta làm tròn số đó đến hàng phần nghìn.
Câu 4. Làm tròn số 576 123 với độ chính xác 5 000 ta được:
A. 580 000;
B. 576 000;
C. 570 000;
D. 600 000.
Đáp án đúng là: A.
Để làm tròn số 576 123 với độ chính xác 5 000 thì ta làm tròn số đó đến hàng chục nghìn.
Ta thấy chữ số hàng nghìn của 576 123 là 6 > 5 nên 576 123 ≈ 580 000.
Vậy làm tròn số 576 123 với độ chính xác 5 000 ta được số 580 000.
Câu 5. Làm tròn số 1,(02) với độ chính xác 0,005 ta được:
A. 1,0;
B. 1,02;
C. 1,1;
D. 1,021.
Đáp án đúng là: B.
Ta có: 1,(02) = 1,020202…
Làm tròn số 1,020202…với độ chính xác 0,005 tức
là ta làm tròn số đó đến hàng phần trăm.
Vì chữ số hàng phần nghìn của 1,020202…là 0 < 5 nên 1,020202… ≈ 1,02.
Vậy làm tròn số 1,(02) với độ chính xác 0,005 ta được số 1,02.
Câu 6. Biết Làm tròn số với độ chính xác 0,005 ta được:
A. 3,3;
B. 3,31;
C. 3,32;
D. 3,4.
Đáp án đúng là: C.
Làm tròn số với độ chính xác 0,005 tức là làm tròn đến hàng phần trăm.
có chữ số hàng phần nghìn là 6 > 5 nên 3,31662479 ≈ 3,32.
Vậy làm tròn số với độ chính xác 0,05 ta được kết quả là 3,32.
Câu 7. Vào một ngày tháng 3 năm 2022, xăng dầu có giá 27 798 đồng/ lít. Một người đi xe máy muốn đổ xăng cho chiếc xe của mình nên đã làm tròn giá xăng là 30 000 đồng/ lít để ước lượng giá tiền mình cần trả để đổ xăng. Hỏi người đó đã làm tròn giá xăng đến hàng nào?
A. Hàng chục;
B. Hàng trăm;
C. Hàng nghìn;
D. Hàng chục nghìn;
Đáp án đúng là: D.
Độ chính xác là 30 000 – 27 798 = 2 202.
Vì 2 202 < 5 000 nên người đó đã làm tròn đến hàng chục nghìn.
Vậy người đó đã làm tròn giá xăng đến hàng chục nghìn.
Câu 8. Các nhà khoa học tính được vận tốc ánh sáng bằng 299 792 458 m/s. Để dễ nhớ, người ta nói vận tốc ánh sáng là 300 000 000 m/s. Số liệu đã được làm tròn với độ chính xác là bao nhiêu?
A. 5 000;
B. 50 000;
C. 500 000;
D. 5 000 000.
Đáp án đúng là: C.
Độ chính xác là:
300 000 000 – 299 792 458 = 207 542
Vì 207 542 < 500 000 nên số liệu đã được làm tròn với độ chính xác 500 000.
Vậy số liệu đã được làm tròn với độ chính xác 500 000.
Câu 9. Cho các điểm biểu diễn các số trên trục số như hình vẽ sau:
Biết
Số khi làm tròn với độ chính xác 0,5 thì được biểu diễn bởi điểm nào?
A. Điểm A;
B. Điểm B;
C. Điểm C.
D. Không được biểu diễn bởi điểm nào.
Đáp án đúng là: A.
Trên trục số, điểm O biểu diễn gốc 0, điểm A biểu diễn số 3; điểm B biểu diễn số ; điểm C biểu diễn số 4.
Ta có làm tròn với độ chính xác 0,5 tức là làm tròn đến hàng đơn vị. Khi đó ta có 3,16227766 ≈ 3.
Vậy số khi được làm tròn với độ chính xác 0,5 thì sẽ được biểu diễn bởi điểm A trên trục số.
Câu 10. Thực hiện phép tính (11,253 + 2,5) – (7,253 – 5,25) rồi làm tròn kết quả với độ chính xác 0,05 ta được kết quả là:
A. 11,7;
B. 12;
C. 11,75;
D. 11,8.
Đáp án đúng là: D.
(11,253 + 2,5) – (7,253 – 5,25)
= 11,253 + 2,5 – 7,253 + 5,25
= (11,253 – 7,253) + 2,5 + 5,25
= 4 + 2,5 + 5,25
= 6,5 + 5,25
= 11,75.
Làm tròn kết quả với độ chính xác 0,05 tức là làm tròn đến chữ số hàng phần mười.
Khi đó 11,75 ≈ 11,8.
Vậy làm tròn kết quả của phép tính ta được số 11,8.
Câu 11. Áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả phép tính: 31,12 – (–11,07)
A. 20,05;
B. 20;
C. 42,19;
D. 42.
Đáp án đúng là: D.
Làm tròn các số trong phép tính 31,12 – (–11,07) ta được:
31,12 ≈ 31; –11,07 ≈ –11.
Khi đó ước lượng phép tính ta được:
31,12 – (–11,07) ≈ 31 – (–11) = 31 + 11 = 42.
Câu 12. Ước lượng kết quả của phép tính:
A. 2;
B. 3;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: A.
Làm tròn đến hàng đơn vị các số ta được:
4,87 ≈ 5; 2,8 ≈ 3; 2,3 ≈ 2; 1,9 ≈ 2.
Khi đó ta có ước lượng phép tính:
Do đó
Vậy ước lượng kết quả của phép tính ta được kết quả là 2.
Câu 13. Kết quả của phép tính 2,123.10,09 – 5,29.4,98 sau khi được ước lượng là: