Với 30 bài tập trắc nghiệm tổng hợp Chương 3 Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.
30 Bài tập tổng hợp Toán 7 Chương 3 Cánh diều (có đáp án)
Câu 1. Trong các đồ vật sau, vật nào có dạng hình hộp chữ nhật?
A.
B.
C.
D. Phương án A và C đúng.
Đáp án đúng là: D
Hộp quà có dạng hình hộp chữ nhật;
Lều trại có dạng hình lăng trụ đứng tam giác;
Bể cá có dạng hình hộp chữ nhật;
Vậy phương án A và C đều đúng.
Câu 2. Trong các hình sau hình nào không phải hình lăng trụ tứ giác?
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: A
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tứ giác đều là hình chữ nhật.
Trong các đáp án chỉ có đáp án A là các mặt bên không phải hình chữ nhật nên hình ở phương án A không phải là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Câu 3. Chọn câu sai. Hình hộp chữ nhật có:
A. 4 đường chéo;
B. 8 đỉnh;
C. 6 mặt;
D. 14 cạnh.
Đáp án đúng là: D
Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh.
Câu 4. Chọn phương án sai
A. Hình hộp chữ nhật là hình lăng trụ đứng tứ giác;
B. Hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác;
C. Hình tam giác là hình lăng trụ đứng tam giác;
D. Đáp án A và B đúng.
Đáp án đúng là: C
Hình hộp chữ nhật là hình lăng trụ đứng tứ giác có các mặt đều là hình chữ nhật.
Hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác có các mặt đều là hình vuông.
Hình tam giác là mặt đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác.
Câu 5. Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác được tính như nào? Biết S là diện tích đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tứ giác.
A. V = S.h;
B. V = 2.S.h;
C. V = S. h2;
D. V = 2.S.h2.
Đáp án đúng là: A
Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
Vậy thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác được tính như sau: V = S.h.
Câu 6. Hình lập phương A có cạnh bằng cạnh hình lập phương B. Hỏi thể tích hình lập phương A bằng bao nhiêu phần thể tích hình lập phương B?
A.
B.
C. ;
D.
Đáp án đúng là: A
Gọi độ dài một cạnh của hình lập phương B là a.
Vì hình lập phương A có cạnh bằng cạnh hình lập phương B nên chiều dài một cạnh của hình lập phương A là a.
Thể tích hình lập phương B là: VB = a3
Thể tích hình lập phương A là:
Suy ra
Vậy thể tích hình lập phương A bằng thể tích hình lập phương B.
Câu 7. Một hộp quà có dạng hình lập phương không có nắp được tô màu cả mặt trong mặt ngoài. Diện tích phải tô màu tổng cộng là 1210 cm2. Tính thể tích của hộp quà đó?
A. 1331 cm3;
B. 121 cm3;
C. 3765 cm3;
D. 144 cm3.
Đáp án đúng là: A.
Hộp quà hình lập phương không có nắp gồm 5 hình vuông, mỗi hình vuông có 2 mặt được tô màu nên diện tích của mỗi hình vuông là 1210 : 10 = 121 (cm2).
Vì diện tích hình vuông bằng bình phương một cạnh nên cạnh của hình lập phương bằng 11 cm nên thể tích của hình lập phương bằng 113 = 1331 (cm3).
Câu 8. Một bể bơi có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 9 m, chiều rộng 5 m. Mưc nước trong bể cao 1,2 m một người nhảy vào bể bơi thì thể tích tăng 20 000 cm3. Hỏi thể tích của bể sau khi người nhảy vào bể bơi là:
A. 54,02 m3;
B. 42 m3;
C. 100 m3;
D. 42,02 m3.
Đáp án đúng là: A
Đổi: 20 000 cm3 = 0,02 m3
Thể tích nước trong bể ban đầu có là:
V = 9.5.1,2 = 54 (m3)
Sau khi người nhảy vào bơi thể tích tăng lên 20 000 cm3 do đó thể tích của bể lúc này là:
V1 = V + 0,02 = 54,02 (m3)
Vậy thể tích của bể sau khi người đó nhảy vào bể là 54,02 (m3).
Câu 9. Một cục tẩy có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước của cạnh đáy là 5 cm, 3 cm và chiều cao là 1,5 cm. Tính diện tích xung quanh của cục tẩy đó.
A. 24 cm2;
B. 18 cm2;
C. 5 cm2;
D. 6 cm2.
Đáp án đúng là: A
Diện tích xung quanh của cục tẩy là:
Sxq = 2.(5+3).1,5 = 24 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh của cục tẩy đó là Sxq = 24 (cm2).
Câu 10. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác được tính như thế nào? Biết C là chu vi đáy, h là chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác.
A. ;
B. ;
C. Sxq = C.h;
D. Sxq = 2C.h.
Đáp án đúng là: C
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
Vậy diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác được tính như sau:
Sxq = C.h
Câu 11. Chọn đáp án đúng. Hình lăng trụ đứng tam giác có:
A. 5 mặt, 9 cạnh, 12 đỉnh;
B. 6 mặt, 12 cạnh, 6 đỉnh;
C. 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh;
D. 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
Đáp án đúng là: C
Lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.
Câu 12. Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác có các kích thước như hình vẽ dưới đây là?
A. V = 80 cm3;
B. V = 18 cm3;
C. V = 19 cm3;
D. V = 90 cm3.
Đáp án đúng là: D
Mặt đáy hình lăng trụ đứng tứ giác là hình thang nên, diện tích mặt đáy là: (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác là V = 18.5 = 90 (cm3)
Vậy thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là V = 90 cm3.
Câu 13. Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác vuông và có các kích thước như hình dưới đây là?
A. 52 cm2;
B. 60 cm2;
C. 72 cm2;
D. 54 cm2.
Đáp án đúng là: D
Diện tích đáy là: (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng tam giác là V = 6.9 = 54 (cm2)
Vậy thể tích hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là V = 54 cm2.
Câu 14. Một hình lập phương có diện tích tất cả các mặt là 384 cm2. Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
A. 8 cm2;
B. 64 cm2;
C. 128 cm2;
D. 256 cm2.
Đáp án đúng là: D
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
384 : 6 = 64 (cm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
4.64 = 256 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương bằng 256 (cm2).
Câu 15. Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 500 cm2, chiều cao là 10 cm. Chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật là:
A. 25 cm;
B. 25 cm2;
C. 50 cm2;
D. 50 cm.
Đáp án đúng là: D
Chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật là
500 : 10 = 50 (cm)
Vậy chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật bằng 50 cm.
Câu 16. Cho hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 100 cm2, chiều cao là 10 cm và chiều rộng đáy là 2 cm. Chiều dài đáy hình hộp chữ nhật là:
A. 1 cm;
B. 2 cm;
C. 3 cm;
D. 4 cm.
Đáp án đúng là: C
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
100 : 10 = 10 (cm2)
Nửa chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
10 : 2 = 5 (cm)
Chiều dài đáy hình hộp chữ nhật là:
5 – 2 = 3 (cm)
Vậy chiều dài đáy hình hộp chữ nhật bằng 3 cm.
Câu 17.Cho một hộp kem có dạng là hình hộp chữ nhật (hình vẽ dưới đây) với các kích thước của đáy là 3 cm, 7 cm và chiều cao là 13 cm.
Diện tích xung quanh của hộp kem bằng:
A. 260 cm2;
B. 130 cm2;
C. 273 cm2;
D. 224 cm2.
Đáp án đúng là: A
Do hộp kem có dạng là hình hộp chữ nhật nên diện tích xung quanh của hộp kem là:
Sxq = 2.(3+7).13 = 260 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh của hộp kem là: Sxq = 260 (cm2)
Câu 18.Một bể nước mưa có dạng hình hộp chữ nhậtcó các kích thước của đáy là 5 m, 12 m và chiều cao là 9 m. Thể tích của bể nước mưa đó bằng:
A. 306 m3;
B. 336 m3;
C. 540 m3;
D. 153 m3.
Đáp án đúng là: C
Do bể nước mưa có dạng là hình hộp chữ nhật nên thể tích của bể nước mưa là:
V = 5.12.9 = 540 (m3)
Vậy thể tích của bể nước mưa là V = 540 (m3).
Câu 19. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang cân như hình vẽ. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác là:
A. 423 cm2;
B. 130 cm2;
C. 220 cm2;
D. 352 cm2.
Đáp án đúng là: D
Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nên CB = DA = 5 cm.
Chu vi đáy hình thang cân là:
10 + 2 + 5 + 5 = 22 (cm)
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác là:
Sxq = 22.16 = 352 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác bằng 352 cm2.
Câu 20. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác có diện tích xung quanh là 450 cm2, chu vi đáy là 50 cm. Chiều cao hình lăng trụ đứng tứ giác đó là:
A. 9 cm;
B. 8 cm;
C. 7 cm;
D. 6 cm.
Đáp án đúng là: A
Chiều cao hình lăng trụ đứng tứ giác là:
450 : 50 = 9 (cm)
Vậy chiều cao hình lăng trụ đứng bằng 9 cm.
Câu 21. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình vuông như hình vẽ. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác là:
A. 52 cm2;
B. 60 cm2;
C. 72 cm2;
D. 32 cm2.
Đáp án đúng là: D
Chu vi mặt đáy là:
C = 4.2 = 8 (cm)
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác là:
Sxq= 8.4 = 32 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác bằng 32 cm2.
Câu 22. Cho hình lăng trụ đứng tam giác có chiều cao là 8 cm, các kích thước của mặt đáy là 2 cm, 4 cm và 5 cm. Diện tích xung quanh hình lăng trụ tam giác đó là:
A. 88 cm2;
B. 72 cm2;
C. 49 cm2;
D. 65 cm2.
Đáp án đúng là: A
Diện tích xung quanh hình lăng trụ tam giác là:
Sxq = 8. (2 + 4 + 5) = 88 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh hình lăng trụ tam giác đó bằng 88 cm2.
Câu 23. Cho túp lều có các kích thước như hình vẽ. Tính số vải cần để dựng được túp lều (tính cả số vải để trải nền đất). Biết cửa của túp lều có hai cạnh bên bằng nhau.
A. 5 m2;
B. 5 m;
C. 10 m2;
D. 10,6 m2.
Đáp án đúng là: C
Ta có cửa của túp lều chính là đáy của hình lăng trụ đứng tam giác và chiều sâu của túp lều chính là chiều cao của hình lăng trụ đứng tam giác.
Chu vi cửa của túp lều là:
C = 1,5 + 1,9 + 1,9 = 5,3 (m)
Diện tích xung quanh của túp lều là:
Sxq = 2.5,3 = 10,6 (m2)
Vậy để dựng một túp lều như hình vẽ ta cần 10,6 m2 vải.
Câu 24. Khối rubic có dạng hình.
A. hình chữ nhật;
B. hình lập phương;
C. hình hộp chữ nhật;
D. hình lăng trụ đứng tam giác.
Đáp án đúng là: B
Khối rubic có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau vậy nên khối rubic có dạng hình lập phương.
Câu 25. Chọn phương án sai.
A. Ống bút là hình lăng trụ đứng tứ giác;
B. Ống bút là hình hộp chữ nhật;
C. Ống bút là hình lập phương;
D. Cả A và B đúng.
Đáp án đúng là: C
C sai vì hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác có các mặt đều là hình vuông mà các mặt của ống bút là hình chữ nhật.
Câu 26. Cho ống bút có chiều cao là 10 cm, chiều rộng mặt đáy và chu vi mặt đáy là 2 cm, 16 cm. Tính thể tích không gian được giới hạn bởi ống bút.
A. 120 cm3;
B. 240 cm3;
C. 240 cm2;
D. 120 cm2.
Đáp án đúng là: A
Nửa chu vi mặt đáy ống hút là:
16 : 2 = 8 (cm)
Chiều dài của mặt đáy là:
8 – 2 = 6 (cm)
Thể tích ống bút là:
10. 2. 6 = 120 (cm3)
Vậy thể tích phần không gian được giới hạn bởi ống bút bằng 120 cm3.
Câu 27. Cho hộp sữa hình hộp chữ nhật có diện tích đáy bằng 20 cm2 và cao 25 cm. Hỏi thể tích sữa trong hộp là bao nhiêu mi – li – lít, biết hộp sữa đầy sữa.
A. 200 ml;
B. 200 m3;
C. 500 ml;
D. 500 m3.
Đáp án đúng là: C
Thể tích hộp sữa là:
20.25 = 500 (cm3)
Thể tích sữa trong hộp chính bằng thể tích của hộp sữa nên thể tích của hộp sữa là:
500 cm3 = 500 (ml)
Vậy thể tích sữa trong hộp bằng 500 ml.
Câu 28. Cho sọt tre có các kích thước như hình vẽ. Diện tích xung quanh của sọt tre là?
A. 7 200 cm2;
B. 5 600 cm2;
C. 6 250 cm2;
D. 7 900 cm2.
Đáp án đúng là: B
Diện tích xung quanh của sọt tre là:
Sxq = 2.(30 + 50).35 = 5 600 (cm2)
Vậy diện tích xung quanh của sọt tre là Sxq = 5 600 cm2.
Câu 29. Cho ngôi nhà có kích thước như hình vẽ. Tính diện tích xung quanh của ngôi nhà? Biết mái nhà là hình lăng trụ tam giác có đáy là hình tam giác đều.
A. 253 m3;
B. 123 m2;
C. 313 m2;
D. 543 m3.
Đáp án đúng là: A
Chia ngôi nhà ra làm hai phần là phần mái nhà và phần khung nhà để tính.
Diện tích xung quanh phần mái nhà là:
Sxq mái = (4 + 4 + 4).15 = 180 (m2)
Diện tích xung quanh phần khung nhà là:
Sxq khung = 2.(4 + 15).3,5 = 133 (m2)
Diện tích trần nhà là: 15 . 4 = 60 (m2)
Do khi tính diện tích mái nhà và diện tích khung nhà thì diện tích trần nhà được tính hai lần. Do đó diện tích xung quanh của cả ngôi nhà là:
180 + 133 – 60 = 253 (m2)
Vậy diện tích xung quanh của ngôi nhà bằng 253 (m2).
Câu 30. Một xưởng sản xuất đồ nội thất muốn sản xuất tủ quần áo có kích thước như hình vẽ.
Diện tích gỗ xưởng cần dùng để làm một chiếc tủ như thiết kế đó (giả sử độ dày của gỗ không đáng kể) là:
A. 5,4 m2;
B. 5,9 m2;
C. 6,4 m2;
D. 9,9 m2.
Đáp án đúng là: C
Đổi 55 cm = 0,5 m.
Diện tích xung quanh của chiếc tủ hình hộp chữ nhật là:
2. (1 + 0,5) . 1,8 = 5,4 (m2)
Diện tích một mặt đáy của chiếc tủ là: 0,5 . 1 = 0,5 (m2)
Diện tích hai mặt đáy của chiếc tủ là: 2. 0,5 = 1 (m2)
Tổng diện tích gỗ xưởng cần dùng để làm một chiếc tủ là: 5,4 + 1 = 6,4 (m2)
Vậy diện tích gỗ cần dùng là 6,4 m2.
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác: