10 Bài tập Trắc nghiệm Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Toán 9
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 10 bài tập trắc nghiệm Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn Toán lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 9.
10 Bài tập Trắc nghiệm Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Toán 9
I. Nhận biết
Câu 1. Trong các phương trình sau, phương trình nào có dạng phương trình tích
A. 3 x + 1 x − 3 = 1.
B. x x − 2 + 6 x + 5 x + 1 = 0.
C. x − 5 = − 2 x + 3.
D. x + 6 5 − 2 x = 0.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Phương trình tích có dạng a 1 x + b 1 a 2 x + b 2 = 0 nên phương trình x + 6 5 − 2 x = 0 có dạng phương trình tích.
Câu 2. Cho một phương trình tích có dạng a 1 x + b 1 a 2 x + b 2 = 0 . Khi đó, kết luận nào sau đây là đúng?
A. a 1 x + b 1 = 0 hoặc a 2 x + b 2 = 0.
B. a 1 x + b 1 = a 2 x + b 2 = 1.
C. a 1 x = a 2 x .
D. a 1 x + b 1 = 1 và a 2 x + b 2 = 0.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Ta có a 1 x + b 1 a 2 x + b 2 = 0
a 1 x + b 1 = 0 hoặc a 2 x + b 2 = 0.
Câu 3. Có mấy bước để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu:
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế của phương trình, rồi khử mẫu.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Xét mỗi giá trị vừa tìm được ở Bước 3, giá trị nào thỏa mãn điều kiện xác định thì đó là nghiệm của phương trình đã cho.
Vậy có 4 bước để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
Câu 4. Điều kiện xác định của phương trình 1 x − 2 + 1 x = 3 là
A. x ≠ 2.
B. x ≠ 0.
C. x ≠ 2. và x ≠ 0.
D. x ≠ 1 2 .
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Điều kiện xác định của phương trình là x − 2 ≠ 0 và x ≠ 0 hay x ≠ 2 và x ≠ 0.
Vậy điều kiện xác định của phương trình là x ≠ 2 và x ≠ 0
Câu 5. Mẫu thức chung của phương trình 3 x − 2 + 1 x + 1 = 0 là:
A. x x − 2 x + 1 .
B. x − 2 2 .
C. x + 1 2 .
D. x − 2 x + 1 .
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Mẫu thức chung của phương trình đã cho là x − 2 x + 1 .
II. Thông hiểu
Câu 6. Tập nghiệm của phương trình x 2 − 9 4 − x = 0 là
A. x = − 3 ; x = 3 và x = 4.
B. x = − 3 ; x = 3 và x = − 4.
C. x = 3 và x = 4.
D. x = − 3 và x = 3
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Ta có x 2 − 9 4 − x = 0
x 2 − 9 = 0 hoặc 4 − x = 0
x = 3 hoặc x = − 3 hoặc x = 4.
Vậy phương trình đã cho có ba nghiệm là x = − 3 ; x = 3 và x = 4.
Câu 7. Phương trình x + 5 x 2 − 5 x − x + 25 2 x 2 − 50 = x − 5 2 x 2 + 10 x có nghiệm là
A. x = − 29 và x = 0.
B. x = 29.
C. x = 29 và x = 0.
D. x = − 29
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D
Ta có x 2 − 5 x ≠ 0 khi x x − 5 ≠ 0 hay x ≠ 0 ; x ≠ 5 ;
2 x 2 − 50 ≠ 0 khi 2 x − 5 x + 5 ≠ 0 hay x ≠ 5 ; x ≠ − 5 ;
2 x 2 + 10 x ≠ 0 khi 2 x x + 5 ≠ 0 hay x ≠ 0 ; x ≠ − 5 .
Khi đó điều kiện xác định của phương trình là x ≠ 0 ; x ≠ 5 ; x ≠ − 5.
Ta có x + 5 x 2 − 5 x − x + 25 2 x 2 − 50 = x − 5 2 x 2 + 10 x
x + 5 x x − 5 − x + 25 2 x − 5 x + 5 − x − 5 2 x x + 5 = 0
2 x + 5 2 2 x x − 5 x + 5 − x + 25 2 x − 5 x + 5 − x − 5 2 2 x x + 5 x − 5 = 0
2 x 2 + 10 x + 25 − x + 25 − x 2 − 10 x + 25 = 0
x 2 + 29 x = 0
x x + 29 = 0
x = 0 hoặc x + 29 = 0
x = 0 hoặc x = − 29.
Ta thấy x = 0 không thỏa mãn điều kiện xác định của phương trình.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là: x = − 29.
Câu 8. Số nghiệm của phương trình 2 x 4 x − 1 = 4 x − 1 là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Ta có 2 x 4 x − 1 = 4 x − 1
2 x 4 x − 1 − 4 x − 1 = 0
4 x − 1 2 x − 1 = 0
Ta có 4 x − 1 2 x − 1 = 0
4 x − 1 = 0 hoặc 2 x − 1 = 0
x = 1 4 hoặc x = 1 2 .
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm.
Câu 9. Hai nghiệm của phương trình 3 x − 5 x + 2 = x 2 − 5 x có tổng là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Ta có 3 x − 5 x + 2 = x 2 − 5 x
3 x − 5 x + 2 − x x − 5 = 0
x − 5 3 x + 2 − x = 0
x − 5 2 x + 6 = 0
x - 5 = 0 hoặc 2 x + 6 = 0
x = 5 hoặc x = -3
Phương trình đã cho có hai nghiệm là x = 5 và x = -3
Vậy hai nghiệm của phương trình có tổng là 2
III. Vận dụng
Câu 10. Nghiệm lớn nhất của phương trình x + 3 x + 4 = 0 là
A. x = − 3.
B. x = − 4.
C. x = 3
D. x = 4
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Ta có x 2 + 7 x + 12 = 0
x 2 + 3 x + 4 x + 12 = 0
x x + 3 + 4 x + 3 = 0
x + 3 x + 4 = 0
x + 3 = 0 hoặc x + 4 = 0
x = -3 hoặc x = -4
Vậy nghiệm lớn nhất của phương trình là x = -3