Lý thuyết KHTN 9 Bài 1: Công và công suất - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 1: Công và công suất sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 1: Công và công suất - Cánh diều
I. Công cơ học
1. Thực hiện công cơ học
- Công cơ học thường được gọi tắt là công. Trong trường hợp đơn giản nhất, công được thực hiện khi lực tác dụng vào vật và làm vật đó dịch chuyển theo hướng của lực.
- Công cơ học khác với công trong cuộc sống hàng ngày.
2. Biểu thức tính công
- Công (công cơ học) có giá trị bằng lực tác dụng lên vật nhân với quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực.
A = F.s
Trong đó:
+ A là công cơ học (J)
+ F là lực tác dụng lên vật (N)
+ s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực (m).
- Nếu vật dịch chuyển theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.
- Đơn vị đo của công là jun (J): 1 J = 1 N.m
+ 1 cal = 4,2 J
+ 1 BTU = 1 055 J
+ 1 kWh = 3 600 000 J
II. Công suất
1. Tốc độ thực hiện công
Tốc độ thực hiện công phụ thuộc vào công thực hiện và thời gian thực hiện công.
2. Định nghĩa công suất
- Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công và được tính bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Trong đó:
+ A là công thực hiện, đơn vị đo là jun (J).
+ t là thời gian thực hiện công, đơn vị đo là giây (s).
+P là công suất, đơn vị đo là oát (W)
- Đơn vị của công suất: ; 1 kW = 1 000 W; 1 MW = 1 000 000 W
1 HP = 746 W; 1 BTU/h = 0,293 W