Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Cơ năng - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 2: Cơ năng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Cơ năng - Cánh diều
I. Động năng
Năng lượng vật có được do chuyển động được gọi là động năng.
Động năng được xác định bằng biểu thức:
Trong đó:
+ m là khối lượng vật (kg).
+ v là tốc độ của vật (m/s).
+ Wđ là động năng của vật (J).
Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì khả năng sinh công càng lớn, động năng của vật càng lớn.
II. Thế năng trọng trường
- Năng lượng vật có được do một độ cao nào đó được gọi là thế năng trọng trường.
Thế năng trọng trường được xác định bằng biểu thức: Wt = P.h
Trong đó:
+ P là trọng lượng của vật (N).
+ h là độ cao của vật so với mốc thế năng (m).
+ Wt là thế năng trọng trường của vật (J).
- Nếu vật ở mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật bằng không. Thế năng trọng trường có thể gọi tắt là thế năng.
- Vật ở càng cao thì thế năng của vật càng lớn, vật có năng lượng lớn.
III. Cơ năng
- Khi vật chuyển động ở một độ cao nào đó, vật vừa có động năng, vừa có thế năng.
- Ở mỗi vị trí, tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng, kí hiệu là W.
W = Wd + Wt
Động năng của vật có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại. Nếu bỏ qua sự hao phí năng lượng trong quá trình chuyển động thì tổng động năng và thế năng của vật không đổi, tức là cơ năng của vật được bảo toàn.
Mở rộng: Thế năng đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng. Vật biến dạng càng nhiều thì có thế năng đàn hồi càng lớn.