X

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo - Cánh diều


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo - Cánh diều

I. Năng lượng tái tạo

1. Năng lượng mặt trời

- Mặt Trời cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt cho nhiều hoạt động của con người và sinh vật trên Trái Đất.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo | Cánh diều

- Các thiết bị thu năng lượng mặt trời:

+ Biến đổi thành năng lượng điện: Pin quang điện.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo | Cánh diều

+ Biến đổi thành năng lượng nhiệt dùng trong các hệ thống sưởi, làm nóng nước hoặc dùng để chạy máy phát điện.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo | Cánh diều

- Ưu điểm và nhược điểm năng lượng mặt trời:

+ Ưu điểm: năng lượng dồi dào, khi sử dụng không phát thải khí độc hại.

+ Nhược điểm:

۰Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu và vị trí địa lí.

۰Chi phí thiết bị, lắp đặt còn cao và hoạt động của các thiết bị này không ổn định.

۰ Các tấm pin quang điện này rất dễ hư hỏng và sau khi hết thời gian sử dụng có thể tạo ra lượng rác thải lớn.

۰ Gây ô nhiễm ánh sáng hoặc làm mất diện tích đất canh tác, ảnh hưởng tới môi trường sống tự nhiên và sự phát triển của các loài động, thực vật ở khu vực đó.

2. Năng lượng từ gió

- Năng lượng từ gió là động năng của các dòng không khí đối lưu trong bầu khí quyển.

- Ngày nay, các máy phát điện gió được xây dựng ở nhiều nơi để biến năng lượng từ gió thành năng lượng điện.

- Ưu điểm: năng lượng dồi dào, năng lượng từ gió không phát thải khí nhà kính và các chất ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm:

۰ Gió thổi không đều nên sản lượng điện từ gió không ổn định.

۰ Chi phí đầu tư lớn và khi hoạt động gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới đời sống người dân và có thể gây hại cho các loài động vật.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo | Cánh diều

3. Năng lượng từ sóng biển

- Sóng biển thường được tạo ra do tác dụng của gió nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn hoặc thủy triều.

- Để thu được năng lượng từ sóng biển, cần đặt các hệ thống chuyển đổi năng lượng ở ngoài biển hoặc dọc các bờ biển và sử dụng sự chuyển động lên xuống của sóng để làm quay tuabin các máy phát điện.

- Ưu điểm: Năng lượng dồi dào.

- Nhược điểm: Chưa có phương pháp khai thác hiệu quả, việc lắp đặt các hệ thống chuyển đổi năng lượng ở ngoài biển và đại dương cũng gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật biển.

Mở rộng: Năng lượng từ thủy triều:

Sử dụng động năng của các dòng chảy, do sự chênh lệch độ cao giữa mực nước triều cao và mực nước triều thấp, để làm quay tuabin của các máy phát điện.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo | Cánh diều

4. Năng lượng từ dòng sông

Vòng tuần hoàn của nước đã tạo ra những dòng sông, suối và thác nước.

- Con người khai thác năng lượng dòng chảy của nước trong sản xuất nông nghiệp, giao thông đường thủy, các nhà máy thủy điện.

- Ưu điểm và nhược điểm:

+ Ưu điểm:

۰Không phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường.

۰Góp phần phòng chống lũ và điều hòa nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu.

+ Nhược điểm: Việc xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện sẽ làm mất rừng và diện tích đất canh tác của người dân, làm thay đổi chế độ thủy văn, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên sông và khu vực lân cận.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo | Cánh diều

II. Sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường

- Sử dụng hiệu quả năng lượng là việc áp dụng các biện pháp và kĩ thuật nhằm mục đích giảm năng lượng hao phí, giảm mức tiêu thu năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo | Cánh diều

- Một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng như:

+ Tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên.

+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

+ Giảm bớt tiêu thụ năng lượng điện trong giờ cao điểm.

+ Lựa chọn các thiết bị có hiệu suất hoạt động cao để giảm tối đa năng lượng hao phí.

+ Sử dụng hiệu quả nhiên liệu bằng cách làm cho nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn.

- Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tải nguyên thiên nhiên.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 14: Năng lượng tái tạo | Cánh diều

- Một số biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại hoá chất, các sản phẩm từ nhựa dùng một lần, giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt hằng ngày. Nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, sản phẩm tái chế.

+ Phân loại rác thải, phục vụ cho việc xử lí rác thải và tái chế đạt hiệu quả cao nhất.

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sừ dụng nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường.

+ Giữ gìn cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ rừng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác: