Lý thuyết KHTN 9 Bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 11: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Cánh diều
I. Dùng nam châm tạo ra dòng điện
1. Thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu
- Thí nghiệm này chứng tỏ có thể dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín.
- Khi đưa một cực của nam châm vĩnh cửu lại gần hoặc ra xa cuộn dây dẫn kín thì trong cuộng dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Dòng điện xuất hiện trong trường hợp này được gọi là dòng điện cảm ứng.
2. Thí nghiệm với nam châm điện
- Dòng điện cảm ứng xuất hiện ở các giai đoạn đóng và ngắt mạch của nam châm điện. Tức là, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khoảng thời gian dòng điện qua nam châm điện tăng lên hoặc giảm đi (biến thiên).
II. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Khi cho thanh nam châm vĩnh cửu ra xa hoặc lại gần cuộn dây dẫn kín.
- Khi đóng hay mở khóa K.
- Khi thay đổi tiết diện của cuộn dây dẫn kín.
III. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều
1. Duy trì dòng điện cảm ứng
Khi duy trì sự quay đều của nam châm trước cuộn dây dẫn kín thì tạo ra và duy trì được dòng điện cảm ứng. Dòng điện này có chiều thay đổi luân phiên.
2. Nguyên tắc chung để tạo ra dòng điện xoay chiều
- Dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng cách duy trì sự biến thiên số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín.
- Trong thực tế, dòng điện xoay chiều thường được tạo ra bằng cách cho nam châm quay đều so với cuộn dây dẫn kín (hoặc ngược lại).