Lý thuyết KHTN 9 Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở - Cánh diều
I. Tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn
- Đoạn dây dẫn có tác dụng cản trở dòng điện.
- Các đoạn dây dẫn khác nhau có tác dụng cản trở dòng điện khác nhau.
II. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn dây dẫn
- Ứng với mỗi đoạn dây dẫn xác định, khi U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần hoặc ngược lại.
- Tỉ số của mỗi đoạn dây dẫn luôn có một giá trị xác định.
III. Định luật Ohm
Định luật Ohm: Cường độ dòng điện trong đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của đoạn dây dẫn đó.
Trong đó:
+ I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn, đơn vị đo là ampe (A).
+ U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn, đơn vị đo là vôn (V).
+ R là điện trở của đoạn dây dẫn, đơn vị đo là ôm ().
- Đổi đơn vị ;
IV. Điện trở của một đoạn dây dẫn
1. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. Điện trở suất
Tác dụng cản trở dòng điện của vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằng điện trở suất của vật liệu.
Điện trở suất của vật liệu được kí hiệu là , đơn vị đo là .
2. Công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn
Điện trở của đoạn dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu. tiết diện và chiều dài đoạn dây dẫn theo công thức:
Trong đó:
+ R là điện trở của đoạn dây dẫn ().
+ là điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn ()
+ là chiều dài dây dẫn (m).
+ S là tiết diện dây dẫn (m2).