X

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose - Cánh diều


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose - Cánh diều

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Tinh bột và cellulose là những carbohydrate quan trọng và phổ biến nhất trong thiên nhiên.

- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như thóc, ngô, sắn,…Cellulose có nhiều trong rễ, thân, cành của các loài thực vật như gỗ, tre, nứa,.... Trong sợi bông, tỉ lệ cellulose có thể đạt trên 90% về khối lượng.

Lý thuyết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose | Cánh diều

- Tinh bột và cellulose có khối lượng phân tử rất lớn và có công thức phân tử chung là (C6H10O5)n. Trong đó, n có giá trị rất lớn (giá trị n của phân tử cellulose lớn hơn giá trị n của phân tử tinh bột).

- Trong điều kiện thường, tinh bột và cellulose là chất rắn, màu trắng, không mùi, không vị và không tan trong nước. Riêng tinh bột tan được một phần trong nước nóng, tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng màu của tinh bột với iodine

- Ở nhiệt độ thường, hồ tinh bột tác dụng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng để phát hiện tinh bột. Vì vậy, iodine là thuốc thử để nhận biết tinh bột và ngược lại.

- Cellulose không có phản ứng màu với iodine.

2. Phản ứng thuỷ phân

- Tinh bột và cellulose bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch acid loãng hoặc ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của enzyme tạo thành glucose. Ví dụ:

(C6H10O5)n+nH2OH+nC6H12O6

- Trong cơ thể người và nhiều loài động vật, chỉ có enzyme để thuỷ phân tinh bột thành glucose. Riêng một số động vật như trâu, bò, dê,… còn có enzyme để thuỷ phân cellulose thành glucose.

III. ỨNG DỤNG

1. Ứng dụng của tinh bột

- Tinh bột là thức ăn quan trọng của con người và nhiều động vật, là nguyên liệu của một số ngành công nghiệp. Một số ứng dụng của tinh bột được trình bày trong hình:

Lý thuyết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose | Cánh diều

- Tinh bột và các loại đường cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Tổng lượng carbohydrate cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày đối với một người được trình bày trong bảng:

Lý thuyết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose | Cánh diều

Để đảm bảo tổng lượng carbohydrate theo nhu cầu, cần bổ sung đủ lượng tinh bột trong bữa ăn hằng ngày trên cơ sở các loại thực phẩm đã sử dụng.

- Việc ăn quá nhiều tinh bột cũng gây tác động không tốt cho sức khoẻ và dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường,…

2. Ứng dụng của cellulose

- Cellulose là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và là nguồn thức ăn cho một số loài động vật:

Lý thuyết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose | Cánh diều

IV. SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT VÀ CELLULOSE TRONG TỰ NHIÊN

- Cây xanh tạo ra tinh bột và cellulose từ CO2 và H2O, nhờ tác dụng của chất diệp lục và năng lượng của ánh sáng mặt trời. Quá trình đó được gọi là quá trình quang hợp và được biểu diễn như sau:

Lý thuyết KHTN 9 Bài 27: Tinh bột và cellulose | Cánh diều

Quá trình quang hợp của cây xanh để tạo ra tinh bột và cellulose đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tự nhiên.

- Tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng và cũng là nguồn dự trữ carbon trong quá trình sinh trưởng của thực vật. Cellulose tạo nên thành tế bào thực vật, có tác dụng bảo vệ, định hình tế bào thực vật và tạo bộ khung cho thực vật.

- Quá trình quang hợp của cây xanh đã tạo ra carbohydrate, là nguồn thức ăn cho người và nhiều động vật, hấp thụ khí CO2, cung cấp khí O2; đồng thời hấp thụ năng lượng làm giảm bớt sự tăng nhiệt độ của khí quyển.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác: