X

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều

I. Một số dụng cụ và hóa chất

1. Một số dụng cụ thí nghiệm

Dụng cụ

Đặc điểm, mục đích sử dụng

Hình ảnh một số thí nghiệm

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

- Được làm bằng thuỷ tinh có dạng lăng trụ tam giác.

- Được dùng để tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về ánh sáng.

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

- Được tạo từ một số đầu phát tia laser nối với nguồn điện.

- Được dùng để tạo ra chùm tia sáng trong một số thí nghiệm về ánh sáng.

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

- Được làm từ các chất trong suốt như thuỷ tinh, nhựa, …

- Được dùng để thay đổi đường truyền ánh sáng trong các thí nghiệm.

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

- Được làm từ kim loại và hợp kim có điện trở đủ lớn và ổn định.

- Được dùng trong các thí nghiệm về điện trở.

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

- Được tạo từ dây đồng có sơn cách điện quấn liên tiếp trên lõi bằng vật liệu cách điện.

- Được dùng để tiến hành các thí nghiệm về từ trường và cảm ứng điện từ.

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

- Gồm các ống thuỷ tinh có các đầu uốn khác nhau.

- Được dùng để ráp các bộ thí nghiệm.

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

- Được làm từ cao su, có lỗ hoặc không có lỗ.

- Được dùng để nút các lọ hoá chất và dùng để lắp các bộ thí nghiệm.

Lý thuyết KHTN 9 Bài mở đầu: Học tập và trình bày báo cáo khoa học trong môn Khoa học tự nhiên 9 | Cánh diều

- Được tạo từ vật liệu đàn hồi, có dạng ống dẫn.

- Được dùng để nối giữa các ống dẫn thuỷ tinh.

2. Một số hóa chất

Các hóa chất bao gồm:

- Hóa chất rắn: một số kim loại như natri (sodium – Na), đinh sắt, …; một số muối như silver nitrate (AgNO3), copper (II) sulfate dạng ngậm nước (CuSO4.5H2O); glucose, tinh bột, giấy phenolphthalein, giấy pH, …

- Hóa chất lỏng: dung dịch amonia (NH3) đặc, dung dịch iodine (I­2), nước bromine (Br2), …

- Hóa chất nguy hiểm: dung dịch sulfuric acid (H2SO4) 98%.

- Hóa chất dễ cháy: ethylic alcohol (C2H5OH).

II. Quy trình viết và trình bày báo cáo

1. Quy trình viết báo cáo khoa học

- Bước 1: Xác định tên báo cáo và người thực hiện

+ Chọn một câu mô tả ngắn gọn nội dung nghiên cứu.

+ Kèm theo tên nhóm và tên người nghiên cứu.

- Bước 2: Xác định mục đích nghiên cứu

Nêu điều cần đạt được của việc nghiên cứu.

- Bước 3: Nêu câu hỏi nghiên cứu hay nhiệm vụ cần thực hiện

Xác định câu hỏi cần trả lời hay các nhiệm vụ cần thực hiện.

- Bước 4: Nêu giả thuyết hay kiến thức lí thuyết cho vấn đề hay nhiệm vụ

Viết ở dạng một giả định cho vấn đề nghiên cứu.

- Bước 5: Đưa ra phương pháp hoặc kế hoạch nghiên cứu

Mô tả các phương pháp nghiên cứu, các công việc chuẩn bị và các bước tiến hành.

- Bước 6: Thực hiện nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu, kết quả

Tiến hành thí nghiệm hay thực hiện khảo sát; mô tả các thông tin hay số liệu thu thập được.

- Bước 7: Xử lí kết quả và nêu các nhận xét

Nêu những nhận xét, phân tích các thông tin thu được; đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết.

- Bước 8: Rút ra kết luận

Nêu kết luận về điều đã rút ra được cho nghiên cứu.

2. Quy trình trình bày báo cáo khoa học

Bước 1: Trình bày

- Nêu đầy đủ mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phương pháp và kế hoạch nghiên cứu.

- Nêu cách thu thập thông tin (bằng khảo sát, điều tra hay thí nghiệm với những dụng cụ, hóa chất và bước làm cụ thể).

- Nêu kết quả thu được, cách xử lí các kết quả đó.

- Nêu những nhận xét, bình luận về kết quả, từ đó nêu ra kết luận.

Bước 2: Xin ý kiến trao đổi, góp ý

Những người tham gia nêu các ý kiến cho từng nội dung, nêu các câu hỏi cần làm rõ. Sau đó, người nghiên cứu trả lời các câu hỏi, ghi nhận các ý kiến đóng góp.

Bước 3: Hoàn thiện báo cáo

Dựa vào nội dung các trao đổi, người nghiên cứu hoàn thiện lại báo cáo hoặc thực hiện điều chỉnh hay mở rộng nghiên cứu.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác: