Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn (4 mẫu)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn (mẫu 1)
- Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn (mẫu 2)
- Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn (mẫu 3)
- Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn (mẫu 4)
Top 20 Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn (hay nhất)
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn.
Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn - mẫu 1
Một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em rất yêu thích và ấn tượng, chính là câu chuyện Sự tích bông hoa cúc trắng. Tuy đã đọc câu chuyện này từ hồi lớp 2, nhưng đến nay các chi tiết trong câu chuyện em vẫn nhớ rất rõ. Câu chuyện kể về một bạn nhỏ vô cùng hiếu thảo. Để giúp mẹ chữa bệnh, bạn ấy đi khắp nơi tìm người giúp đỡ. Khi biết trên núi xa có bông hoa trắng thần kì có thể chữa bách bệnh, bạn ấy đã không ngần ngại đi tìm. Hình ảnh một đứa trẻ nhỏ bé gian nan vượt qua khu rừng già, lội qua con suối dữ, bất chấp mọi nguy hiểm rình rập để tìm cách cứu mẹ đó đã khiến em vô cùng cảm động. Tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả đã thể hiện rõ nét qua từng hành động của người bạn nhỏ. Từ trước đến nay, có rất nhiều câu chuyện nói về sự hy sinh vô bờ của người mẹ. Thì đến Sự tích bông hoa cúc trắng, tình cảm hiếu thảo của người con cũng được khắc họa rõ nét. Là một người con, em hiểu được những cảm xúc và quyết tâm của bạn nhỏ trong câu chuyện. Bởi em cũng yêu quý và kính trọng mẹ của mình như bạn ấy. Nên khi mẹ bị ốm em cũng sẽ chăm sóc mẹ bằng mọi việc mình có thể làm được. Có lẽ chính vì sự đồng điệu trong tình mẫu tử ấy, mà em yêu thích câu chuyện Sự tích bông hoa cúc trắng đến như vậy.
Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn - mẫu 2
Người cha trong câu chuyện bó đũa là một nhân vật khiến cho các anh em trong nhà hoà thuận với nhau hơn. Giữa tình thế chia rẽ, không yêu thương lẫn nhau trong gia đình. Nhân vật người cha đã thấu hiểu, suy nghĩ ra một bài học để các con hòa thuận nhau hơn để có một cuộc sống tốt đẹp với tình anh em. Bằng bài học câu chuyện về chiếc bó đũa Người cha đã dạy cho các anh em biết hòa thuận. Chỉ có như vậy mới đoàn kết chống lại mọi thế lực làm chia rẽ. Người cha còn cho con mình những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện, một người uyên bác dẫn lại đường lối hòa thuận cho các anh em chung một nhà.
Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn - mẫu 3
Câu chuyện về tình cảm gia đình mà em yêu thích nhất là “Sự tích hoa cúc trắng”. Dù khép lại trang sách nhưng bài học về lòng hiếu thảo vẫn chiếm lấy tâm trí em. Em cảm thấy rằng không phải nhờ bông hoa thần mà chính tấm lòng hiếu thảo của người con đã tạo ra kì tích cứu sống mẹ của bạn ấy. Nếu không có sự hiếu thảo thì đã không thể cảm động trời xanh và được thần linh ra tay cứu giúp. Em cũng mong cha mẹ mình sẽ luôn mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.
Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn - mẫu 4
Truyện “Cậu bé tích Chu” là một câu chuyện ý nghĩa, dạy các bạn nhỏ cần sống hiếu thảo với gia đình. Tích Chu là cậu bé ham chơi, không bao giờ quan tâm đến người khác, luôn chỉ nghĩ cho bản thân mình nên cũng không biết yêu thương. Người bà là gia đình, nhưng cậu bé không đủ nhận thức điều đó quan trọng thế nào, nên mới bỏ bê phá phách, làm buồn lòng bà. Câu chuyện đã xây dựng tình huống đặc sắc, khi để người bà hóa thành chim để cậu bé buộc phải đối diện và nhận ra sai lầm của mình lớn đến thế nào, để cậu buộc phải hành động và thay đổi. Câu chuyện phê phán những đứa trẻ ham chơi, không biết hiếu kính với ông bà, không biết quan tâm và chăm sóc họ khi họ đã già hiếu. Đồng thời là bài học răn đe những đứa cháu phải biết yêu thương ông bà ngay từ khi còn nhỏ, đó là đạo đức làm người, cội nguồn của tâm hồn.Đối với những người ta mang ơn ta luôn phải ghi nhớ, huống gì ông bà là những người yêu thương chúng ta vô bờ bến, không màng quyền lợi, lại càng phải yêu thương quan tâm, để đền đáp công ơn to lớn đó.