X

1000 câu trắc nghiệm Địa Lí 11

200 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí khu vực và quốc gia (có lời giải)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 200 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí khu vực và quốc gia được biên soạn bám sát chương trình Địa lí lớp 11 giúp bạn học tốt môn Địa lí hơn.

200 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí khu vực và quốc gia (có lời giải)

Câu 1:

Lợi thế nào là quan trọng nhất của Hoa Kì trong phát triển kinh tế – xã hội?

A. Tiếp giáp với Ca-na-đa.

B. Nằm ở bán cầu Tây.

C. Nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, tiếp giáp với hai đại dương lớn..

D. Tiếp giáp với khu vực Mĩ La tinh.

Xem lời giải »


Câu 2:

Ngoài phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hơn 8 triệu km2, Hoa Kì còn bao gồm có

A. Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

B. Quần đảo Ha-oai và quần đảo Ăng-ti Lớn.

C. Quần đảo Ăng-ti Lớn và quần đảo Ăng-ti Nhỏ.

D. Quần đảo Ăng-ti Nhỏ và bán đảo A-la-xca..

Xem lời giải »


Câu 3:

Vùng phía Tây Hoa Kì bao gồm có

A. Các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, xen giữa là các bồn dịa và cao nguyên.

B. Khu vực gò đồi thấp và các đồng cỏ rộng.

C. Đồng bằng phù sa màu mỡ do hệ thống sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp và vùng đồi thấp.

D. Các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương và dãy núi già A-pa-lat.

Xem lời giải »


Câu 4:

Vùng phía Đông Hoa Kì gồm có

A. Vùng rừng tương đối lớn và các đồng bằng ven Thái Bình Dương.

B. Dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.

C. Đồng bằng trung tâm và vùng gò đồi thấp.

D. Vùng núi Coóc-đi-e và các thung lũng rộng lớn.

Xem lời giải »


Câu 5:

Kiểu khí hậu phổ biến ở vùng phía Đông và vùng Trung tâm Hoa Kì là

A. Ôn đới lục địa và hàn đới.

B. Hoang mạc và ôn đới lục địa.

C. Cận nhiệt đới và ôn đới.

D. Cận nhiệt đới và cận xích đạo.

Xem lời giải »


Câu 6:

Khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc ở Hoa Kì tập trung chủ yếu ở nơi nào sau đây?

A. Các đồng bằng nhỏ ven Thái Bình Dương.

B. Các bồn địa và cao nguyên ở vùng phía Tây..

C. Các khu vực giữa dãy A-pa-lat và dãy Rốc-ki.

D. Các đồi núi ở bán đảo A-la-xca.

Xem lời giải »


Câu 7:

Than đá và quặng sắt có trữ lượng rất lớn của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Vùng phía Tây và vùng Trung tâm.

B. Vùng phía Đông và vùng Trung tâm.

C. Vùng Trung tâm và bán đảo A-la-xca..

D. Vùng phía Đông và quần đảo Ha-oai.

Xem lời giải »


Câu 8:

Các loại khoáng sản: vàng, đồng, bôxit, chì của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Vùng phía Đông.

B. Vùng phía Tây.

C. Vùng Trung tâm.

D. Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

Xem lời giải »


Câu 9:

Dầu mỏ và khí tự nhiên của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở nơi nào sau đây?

A. Bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, bán đảo A-la-xca.

B. Ven vịnh Mê-hi-cô, dãy A-pa-lát, quần đảo Ha-oai.

C. Dãy A-pa-lat, Bồn địa lớn, bang Tếch-dát.

D. Bồn địa Lớn và đồng bằng Mi-xi-xi-pi, bán đảo A-la-xca.

Xem lời giải »


Câu 10:

Thế mạnh về thủy điện của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Vùng phía Tây và vùng phía Đông.

B. Vùng phía Đông và vùng Trung tâm.

C. Vùng Trung tâm và bán đảo A-la-xca.

D. Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

Xem lời giải »


Câu 11:

Nhận định nào sau đây không đúng với dân cư Hoa Kì?

A. Số dân đứng thứ ba thế giới.

B. Dân số ăng nhanh, một phần quan trọng là do nhập cư.

C. Dân nhập cư đa số là người châu Á.

D. Dân nhập cư Mĩ La tinh nhập cư nhiều vào Hoa Kì.

Xem lời giải »


Câu 12:

Lợi ích to lớn do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là

A. Nguồn lao động có trình độ cao.

B. Nguồn đầu tư vốn lớn.

C. Làm phong phú thêm nền văn hóa.

D. Làm đa dạng về chủng tộc.

Xem lời giải »


Câu 13:

Thành phần dân cư có số lượng đứng đầu ở Hoa Kì có nguồn gốc từ châu lục nào sau đây?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Á.

D. Mĩ La tinh.

Xem lời giải »


Câu 14:

Thành phần dân cư có số lượng đứng thứ hai ở Hoa Kì có nguồn gốc từ châu lục nào sau đây?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Á.

D. Mĩ La tinh.

Xem lời giải »


Câu 15:

Dân cư Hoa Kì tập trung với mật độ cao ở khu vực nào sau đây?

A. Ven Thái Bình Dương.

B. Ven Đại Tây Dương.

C. Ven vịnh Mê-hi-cô.

D. Khu vực Trung tâm.

Xem lời giải »


Câu 16:

Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang

A. Phía Nam và ven bờ Đại Tây Dương.

B. Phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.

C. Phía Bắc và ven bờ Thái Bình Dương.

D. Phía Tây và ven bờ Đại Tây Dương.

Xem lời giải »


Câu 17:

Dân cư Hoa Kì sống tập trung chủ yếu ở

A. Nông thôn.

B. Các thành phố vừa và nhỏ.

C. Các siêu đô thị.

D. Ven các thành phố lớn.

Xem lời giải »


Câu 1:

Nhận định nào sau đây không đúng về thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì?

A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.

B. Nguồn lao động kĩ thuật dồi dào.

C. Nền kinh tế không bị chiến tranh tàn phá.

D. Phát triển từ một nước tư bản lâu đời.

Xem lời giải »


Câu 2:

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về nền kinh tế Hoa Kì?

A. Nền kinh tế không có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

B. Nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao.

C. Nền kinh tế bị phụ huộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.

D. Nền kinh tế có quy mô nhỏ.

Xem lời giải »


Câu 3:

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ Hoa Kì?

A. Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới.

B. Ngành ngân hàng và tài chính chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ nước mình.

C. Thông tin liên lạc rất hiện đại, nhưng chỉ phục vụ nhu cầu trong nước.

D. Ngành du lịch phát triển mạnh, nhưng doanh thu lại rất thấp.

Xem lời giải »


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì?

A. Tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng nhanh.

B. Công nghiệp khai khoáng chiếm hầu hết giá trị hàng hóa xuất khẩu.

C. Công nghiệp tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì.

D. Hiện nay, các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven Thái Bình Dương.

Xem lời giải »


Câu 5:

Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả nước ở Hoa Kì là

A. Chế biến.

B. Điện lực.

C. Khai khoáng.

D. Cung cấp nước, ga, khí,…

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay của Hoa Kì, các ngành nào sau đây có tỉ trọng ngày càng tăng?

A. Luyện kim, hàng không – vũ trụ.

B. Dệt, điện tử.

C. Hàng không - vũ trụ, điện tử.

D. Gia công đồ nhựa, điện tử.

Xem lời giải »


Câu 7:

Hoạt động điện lực nào sau đây ở Hoa Kì không sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo?

A. Nhiệt điện.

B. Điện địa nhiệt.

C. Điện gió.

D. Điện mặt trời.

Xem lời giải »


Câu 8:

Các ngành sản xuất chủ yếu ở vùng Đông Bắc Hoa Kì là

A. Luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, điện tử.

B. Đóng tàu, dệt, chế tạo ô tô, hàng không – vũ trụ.

C. Hóa dầu, hàng không – vũ trụ, dệt, luyện kim.

D. Luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, dệt, hóa chất.

Xem lời giải »


Câu 9:

Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương là nơi tập trung các ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Luyện kim, hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông.

B. Dệt, hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông.

C. Hóa dầu, hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông.

D. Chế tạo ô tô, hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông.

Xem lời giải »


Câu 10:

Nhận định nào sau đây không đúng về nền sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì?

A. Nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

B. Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

C. Sản xuất theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ.

D. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong nước.

Xem lời giải »


Câu 11:

Nhận định nào sau đây đúng về nền nông nghiệp của Hoa Kì?

A. Hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình.

B. Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành muộn, nhưng phát triển mạnh.

C. Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

D. Hiện nay, các vành đai chuyên canh phát triển mạnh.

Xem lời giải »


Câu 12:

Hoa Kì không phải là nước xuất khẩu nhiều về sản phẩm nào sau đây?

A. Lúa mì.

B. Cà phê.

C. Ngô.

D. Đỗ tương.

Xem lời giải »


Câu 13:

Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì hiện nay?

A. Chuyển vành đai chuyên canh sang các vùng sản xuất nhiều loại nông sản.

B. Tăng tỉ trọng hoạt động thuần nông, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

C. Tăng số lượng trang trại cùng với giảm diện tích bình quân mỗi trang trại.

D. Tăng xuất khẩu nguyên liệu nông sản.

Xem lời giải »


Câu 14:

Cho bảng số liệu:

GDP của thế giới, Hoa Kì và một số châu lục khác năm 2014 (Đơn vị: USD)

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời câu hỏi : Năm 2014, GDP của Hoa Kì chiếm

A. 25,8% của thế giới.

B. 28,5% của thế giới.

C. 22,2% của thế giới.

D. 23,4% của thế giới.

Xem lời giải »


Câu 15:

Dựa vào bảng số liệu GDP của thế giới, Hoa Kì và một số châu lục khác năm 2014 ( câu 14), trả lời câu hỏi : Năm 2014, GDP của Hoa Kì bằng

A. 79,2% của châu Âu và 65,5% của châu Á.

B. 65,5% của châu Âu và 79,2% của châu Á.

C. 72,9% của châu Âu và 65,5% của châu Á.

D. 65,5% của châu Âu và 72,9% của châu Á.

Xem lời giải »


Câu 16:

Dựa vào bảng số liệu GDP của thế giới, Hoa Kì và một số châu lục khác năm 2014 ( câu 14), trả lời câu hỏi :Năm 2014, GDP của Hoa Kì gấp khoảng

A. 5,4 lần châu Phi.

B. 6,8 lần châu Phi.

C. 7,0 lần châu Phi.

D. 7,2 lần châu Phi.

Xem lời giải »


Câu 1:

Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.

B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ.

C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.

Xem lời giải »


Câu 2:

Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là

A. Gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối.

B. Tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các nước.

C. Tăng thêm diện tích và số dân của toàn khối.

D. Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.

Xem lời giải »


Câu 3:

Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.

C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.

D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 (Đơn vị: %)

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời câu hỏi : Để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là

A. Biểu đồ đường.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường).

Xem lời giải »


Câu 5:

Dựa vào bảng số liệu tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 (câu 4), trả lời câu hỏi : Khi vẽ hai biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 thì bán kính hình tròn

A. Thể hiện cơ cấu GDP lớn hơn.

B. Hai biểu đồ bằng nhau.

C. Thể hiện cơ cấu dân số lớn hơn.

D. Tùy ý người vẽ.

Xem lời giải »


Câu 6:

Dựa vào bảng số liệu tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 (câu 4), trả lời câu hỏi : Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

A. EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt HOA KÌ, Nhật Bản.

B. Tỉ trọng GDP của EU so với các nước ngày càng tăng.

C. Tỉ trọng số dân của EU so với các nước ngày càng tăng.

D. So với các nước, tỉ trọng GDP của EU lớn là do có số dân đông.

Xem lời giải »


Câu 7:

Dựa vào bảng số liệu tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2014 (câu 4), trả lời câu hỏi : EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là do

A. Có nhiều quốc gia thành viên.

B. Diện tích lớn, dân số đông hơn so với các khu vực khác.

C. Có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.

D. Tạo ra thị trường chung và sử dụng một đồng tiền chung.

Xem lời giải »


Câu 8:

Nước nào sau đây không tham gia sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tiền thân của EU ngày nay) vào năm 1957?

A. Hà Lan.

B. Anh.

C. Bỉ.

D. Lúc-xăm-bua.

Xem lời giải »


Câu 9:

Tổ chức nào ở châu Âu được thành lập vào năm 1958?

A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu (EC).

C. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

D. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

Xem lời giải »


Câu 10:

Năm 1958, các nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua sáng lập

A. Cộng đồng châu Âu (EC).

B. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

C. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

D. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

Xem lời giải »


Câu 11:

Nước nào sau đây không tham gia sáng lập Cộng đồng Nguyên tử châu Âu vào năm 1958?

A. I-ta-li-a.

B. Hà Lan.

C. Lúc-xăm-bua.

D. Đan Mạch.

Xem lời giải »


Câu 12:

Các nước tham gia sáng lập Cộng đồng Nguyên tử châu Âu vào năm 1958 là

A. CHLB Đức, Đan Mạch, Hi Lạp, Hunggari, Pháp, I-ta-li-a.

B. I-ta-li-a, Anh, Thụy Điển, Phàn Lan, CHLB Đức, Pháp.

C. Pháp, Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, CHLB Đức.

D. Ailen, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, CHLB Đức.

Xem lời giải »


Câu 13:

Năm 1958, năm 1951, năm 1957 là thời gian tương ứng với năm thành lập của các tổ chức nào ở châu Âu?

B. Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

A. Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

C. Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử châu Âu, Cộng đồng Than và thép châu Âu.

D. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu, Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

Xem lời giải »


Câu 14:

Năm 1967, tổ chức nào ở châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức là Cộng đồng Than và thép châu Âu, Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu?

A. Cộng đồng Kinh tế - xã hội châu Âu.

B. Cộng đồng Năng lượng châu Âu.

C. Cộng đồng châu Âu (EC).

D. Liên minh châu Âu (EU).

Xem lời giải »


Câu 1:

Các nước Tây Âu đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường quá trình liên kết ở châu Âu vào thời gian nào?

A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Sắp kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Xem lời giải »


Câu 2:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã có nhiều hoạt động nhằm

A. Xây dựng “Kế hoạch Mácsan”.

B. Thành lập Cộng đồng Năng lượng châu Âu..

C. Tăng cường quá trình liên kết ở châu Âu.

D. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Xem lời giải »


Câu 3:

Các nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu vào thời gian nào sau đây?

A. 1951.

B. 1957.

C. 1958.

D. 1967.

Xem lời giải »


Câu 4:

Năm 1951, các nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập

A. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

B. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

C. Cộng đồng châu Âu (EC).

D. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

Xem lời giải »


Câu 5:

Có bao nhiêu nước ở châu Âu tham gia thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu vào năm 1951?

A. 5 nước.

B. 6 nước.

C. 7 nước.

D. 8 nước.

Xem lời giải »


Câu 6:

Năm 1951, các nước nào đã thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu?

A. I-ta-li-a, CHLB Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan.

B. CHLB Đức, I-ta-li-a, Anh, Pháp, Lúc-xăm-bua, Phần Lan.

C. Hà Lan, I-ta-li-a, Pháp, CHLB Đức, Ailen, Ba Lan.

D. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

Xem lời giải »


Câu 7:

Tổ chức nào ở châu Âu ra đời vào năm 1951?

A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

B. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

C. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

D. Cộng đồng châu Âu (EC).

Xem lời giải »


Câu 8:

Nước nào sau đây không nằm trong nhóm 6 nước đã thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu vào năm 1951?

A. Pháp.

B. Anh.

C. CHLB Đức.

D. I-ta-li-a.

Xem lời giải »


Câu 9:

Sáu nước đã thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu vào năm 1951 là

A. CHLB Đức, I-ta-li-a, Anh, Pháp, Lúc-xăm-bua, Phần Lan.

B. Hà Lan, I-ta-li-a, Pháp, CHLB Đức, Ailen, Ba Lan.

C. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

D. I-ta-li-a, Pháp, CHLB Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan.

Xem lời giải »


Câu 10:

Tổ chức nào là tiền thân của EU ngày nay?

A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

B. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

C. Cộng đồng châu Âu (EC).

D. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

Xem lời giải »


Câu 11:

Cộng đồng Kinh tế châu Âu được thành lập vào năm

A. 1951.

B. 1957.

C. 1958.

D. 1967.

Xem lời giải »


Câu 12:

Năm 1957, các nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua sáng lập

A. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu (EC).

C. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

D. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

Xem lời giải »


Câu 13:

Tổ chức nào ở châu Âu ra đời vào năm 1957?

A. Cộng đồng châu Âu (EC).

B. Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

C. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

D. Cộng đồng Than và thép châu Âu.

Xem lời giải »


Câu 14:

Các nước nào tham gia sáng lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1957?

A. I-ta-li-a, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, CHLB Đức, Pháp.

B. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

C. CHLB Đức, Đan Mạch, Hi Lạp, Hunggari, Pháp, I-ta-li-a.

D. Pháp, Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, CHLB Đức.

Xem lời giải »


.........................

.........................

.........................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí có lời giải hay khác: