X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 (có đáp án): Nhật Bản (phần 4)


Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 1 (có đáp án): Nhật Bản (phần 4)

Câu 37. Từ thế kỉ XIX, trong nền kinh tế ở Nhật Bản lĩnh vực kinh tế nào xuất hiện ngày càng nhiều?

A. Kinh tế hàng hoá.

C. Công trường thủ công.

B. Kinh tế công thương.

D. Công nghiệp nặng

Câu 38. Dưới chế độ Mạc phủ, mầm mống kinh tế nào phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản?

A. Phong kiến.

B. Nông nghiệp.

C. Tư bản chủ nghĩa.

D. Công nghiệp.

Câu 39. Từ thế kỉ XIX, tầng lớp không có quyền lực về chính trị ở Nhật Bản là

A. tư sản công nghiệp.

B. tư sản mại bản.

C. các nhà công thương.

D. các nhà doanh nghiệp.

Câu 40. Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản còn được gọi là

A. cuộc đảo chính chế độ Mạc phủ.

B. cuộc Duy tân Minh Trị.

C. cuộc cách mạng Minh Trị.

D. cuộc canh tân Minh Trị.

Câu 41. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh về lĩnh vực nào để giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?

A. Quân sự, chính trị.

B. Kinh tế, chính trị, quân sự.

C. Kinh tế và quốc phòng.

D. Quốc phòng và an ninh quốc gia.

Câu 42. Cho các sự kiện:

1. Chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ và kết thúc.

2. Chiến tranh Nga - Nhật bùng nổ và kết thúc.

3. Chiến tranh Đài Loan và Nhật Bản.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2, 3, 1.     B. 2, 1, 3.

C. 3, 2, 1.     D. 3, 1, 2.

Câu 43. Vào thế kỉ XIX, ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật Bản kí hiệp ước bất bình đẳng?

A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.

B. Anh, Pháp, Đức, Áo.

C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.

D. Anh, Pháp, Nga, Đức.

Câu 44. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. duy trì chế độ phong kiến.

B. tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D. thiết lập chế độ Mạc phủ mới.

Câu 45. Tháng 1-1868, diễn ra sự kiện nổi bật ở Nhật Bản là

A. chế độ Mạc phủ bị sụp đổ.

B. cuộc Cải cách Minh Trị bắt đầu.

C. Nhật Bản mở cửa cho các nước phương Tây vào buôn bán.

D. Nhật Bản tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 46. Cuộc Cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực

A. chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

B. chính trị, quân sự, văn hoá - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.

C. chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục.

D. kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 47. Trong Chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng nhất ở Nhật Bản?

A. Quý tộc tư sản hoá.

B. Tư sản.

C. Quý tộc phong kiến.

D. Địa chủ.

Câu 48. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản như thế nào?

A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.

B. Xuất hiện các công ty độc quyền.

C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

D. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc phủ diễn ra mạnh mẽ.

Câu 49. Đến giữa thế kỉ XIX, những mâu thuẫn gay gắt diễn ra ở Nhật Bản vì

A. sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ.

B. áp lực của các nước phương Tây đòi Nhật phải mở cửa.

C. sự chống đối của quần chúng nhân dân đối với chế độ Mạc phủ.

D. chế độ Mạc phủ chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 50. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, Chính phủ Nhật Bản đã chọn con đường

A. tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ.

B. cải cách xóa bỏ chế độ phong kiến.

C. thực hiện một lúc hai con đường.

D. về chính trị vẫn giữ nguyên chế độ phong kiến, về kinh tế thân phương Tây.

Câu 51. Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) không chỉ đưa nước Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược mà còn

A. đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.

B. làm cho nước Nhật ngày càng giàu có.

C. đưa nước Nhật sánh vai cùng các nước phương Tây.

D. đưa nước Nhật trở thành cường quốc trên thế giới.

Câu 52. Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi-i) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm

A. đưa Nhật Bản ngang tầm với Tây Âu.

B. xóa bỏ toàn bộ chế độ phong kiến lâu đời ở Nhật Bản.

C. tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển.

D. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.

Câu 53. Để xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây, cuộc Cải cách Minh Trị đã tuyên bố

A. xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu.

B. thành lập một nhà nước phong kiến mới.

C. thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chinh phủ mới.

D. thủ tiêu chế độ Mạc phủ thành lập chế độ cộng hòa.

Câu 54. Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản. Đó là

A. nội dung của Cải cách Minh Trị.

B. ý nghĩa của Cải cách Minh Trị.

C. nguyên nhân của Cải cách Minh Trị.

D. mục đích của Cải cách Minh Trị.

Câu 55. Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản. Đó là

A. nội dung của Cải cách Minh Trị.

B. ý nghĩa của Cải cách Minh Trị.

C. nguyên nhân của Cải cách Minh Trị.

D. mục đích của Cải cách Minh Trị.

Câu 56. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là

A. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

B. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. chủ nghĩa đế quốc thực dân.

D. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 57. Cải cách Minh Trị đã mang lại một trong những kết quả gì cho Nhật Bản?

A. Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước đế quốc.

B. Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á.

C. Xóa bỏ chế độ tư bản lũng đoạn nhà nước.

D. Đưa đất nước Nhật trở thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Câu 58. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược

A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.

B. Đài Loan, Nga, Mĩ.

C. Nga, Đức, Trung Quốc.

D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.

Câu 59. Tại sao gọi Cải cách của Minh Trị ở Nhật Bản là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.

B. Nông dân được phép mua bán ruộng đất.

C. Liên minh quý tộc - tư sản nắm quyền.

D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu 60. Căn cứ vào tình hình Nhật Bản và các nước ở châu Á, thế kỉ XIX đối với phương Tây được lịch sử gọi là

A. thế kỉ phi thực dân hoá.

B. thế kỉ thực dân hoá.

C. thế kỉ xâm lược.

D. thế kỉ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 61. Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?

A. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.

B. Tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

C. Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hoá nắm.

D. Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.

Câu 62. Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản được đánh giá là

A. một cuộc cải cách lớn nhất ở Nhật Bản.

B. một cuộc cách mạng tư sản.

C. một cuộc cách mạng cung đình.

D. một cuộc canh tân đất nước.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: