Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 3 (có đáp án): Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 3 (có đáp án): Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Phần dưới là bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 Chương 3: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (có đáp án).
- Bài tập trắc nghiệm Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (phần 1 )
- Bài tập trắc nghiệm Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (phần 2 )
- Bài tập trắc nghiệm Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
Câu hỏi trắc nghiệm Những thành tựu văn hóa thời cận đại (có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (có lời giải)
Câu 1:
Yếu tố nào dưới đây tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX?
A. Sự giao lưu của các nền văn hóa lớn trên thế giới
B. Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn trên thế giới
C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
D. Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX
Câu 2:
Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc
A. khẳng định những giá trị truyền thống của xã hội phong kiến
B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới
C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản
D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia tư bản chủ nghĩa mới được hình thành
Câu 3:
Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn thời cận đại đã xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ
A. XVI
B. XVII
C. XVIII
D. XIX
Câu 4:
Chọn phương án đúng nhất để hoàn thiện đoạn tư liệu về các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nước Pháp buổi đầu thời cận đại:
“Coóc nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền……………………… cổ điển Pháp. Laphôngten (1621 – 1695) là nhà ngụ ngôn và…………………… cổ điển Pháp. Môlie (1622 - 1673) là tác giả nổi tiếng của nền……………....... cổ điển Pháp…”
A. chính kịch…bi kịch…hài kịch
B. bi kịch…nhà văn…hài kịch
C. bi kịch…nhà văn…chính kịch
D. bi kịch… nhà thơ…hài kịch
Câu 6:
Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng của thế giới là
A. Traicốpxki (1840 - 1893)
B. Béttôven (1770 – 1827)
C. Môda (1756 – 1791)
D. Bach (1685 – 1750)
Câu 9:
Trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện ở thế kỉ
A. XV – XVI
B. XVI – XVII
C. XVII – XVIII
D. XVIII – XIX
Câu 10:
Được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1789 thắng lợi” là
A. các nhà Khai sáng ở thế kỉ XVII – XVIII
B. các nhà triết học cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
C. các nhà văn, nhà thơ cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
D. các nhà soạn nhạc kịch cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
Câu 11:
Những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều
A. phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội
B. phản ánh đời sống của nhân dân lao động
C. đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột
D. bảo vệ những người nghèo khổ
Câu 12:
Ai là tác giả của tác phẩm "Những người khốn khổ"?
A. Víchto Huygô
B. Lép Tônxtôi
C. Mác Tuên
D. Anđécxen
Câu 13:
"Thơ Dâng" là tác phẩm văn học của quốc gia nào?
A. Trung Quốc
B. Nhật Bản
C. Hàn Quốc
D. Ấn Độ
Câu 14:
Tác phẩm "Thơ Dâng" đạt giải Nôben năm 1913 vì
A. thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc
B. thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc
C. thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại
D. thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc
Câu 15:
"Nhật kí người điên" và "AQ chính truyện" là các tác phẩm của nhà văn
A. Tào Đình
B. Cố Mạn
C. Mạc Ngôn
D. Lỗ Tấn
Câu 16:
Tác phẩm "Đừng động vào tôi” của nhà thơ Hôxê Ridan đã phản ánh
A. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Xingapo
B. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Malaixia
C. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Philíppin
D. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Inđônêxia
Câu 18:
Công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc được hoàn thành vào năm 1708 là
A. điện Cremlin (Nga)
B. thành Rôma (Italia)
C. cung điện Vécxai (Pháp)
D. cung điện Buốckinham (Anh)
Câu 19:
Nơi tụ hội nhiều nhà văn hóa lớn của thế giới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Pari (Pháp)
B. Luân Đôn (Anh)
C. Xanh Pêtécbua (Nga)
D. Mađơrít (Tây Ban Nha)
Câu 20:
Nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Lép Tôn-xtôi
B. Mác Tuên
C. An-đéc-xen
D. Vích-to Huy-gô
Câu 21:
Mác Tuên là nhà văn lớn của Mĩ vào
A. thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII
B. thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII
C. thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX
D. thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Câu 22:
Những tác phẩm nổi tiếng của Mác Tuên (1835 - 1910) là
A. "Chiến tranh và Hòa bình", "Những người I-nô-xăng đi du lịch"
B. "Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ", "Đừng động vào tôi"
C. "Những người khốn khổ", "Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ"
D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch", "Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ"
Câu 24:
Nhà văn hóa lớn của Ấn Độ ở thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Mác Tuên
B. Vích-to Huy-gô
C. Ra-bin-đra-nát Ta-go
D. Lép Tôn-xtôi
Câu 25:
Người đã để lại cho nền văn hóa Ấn Độ 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, luận văn, bút kí, ca khúc và tranh vẽ là
A. Lỗ Tấn
B. Lép Tôn-xtôi
C. Vích-to Huy-gô
D. Ra-bin-đra-nát Ta-go
Câu 26:
Tác giả của tập Thơ Dâng đoạt giải Nôben năm 1913 là
A. Ra-bin-đra-nát Ta-go
B. Lép Tôn-xtôi
C. Mác Tuên
D. Vích-to Huy-gô
Câu 27:
Nhật kí đầu tiên, AQ chính truyện là các tác phẩm lớn của nhà văn nào?
A. Lép Tôn-xtôi
B. Vích-to Huy-gô
C. Lỗ Tấn
D. Mác Tuên
Câu 1:
Buổi đầu thời cận đại, lĩnh vực nào dưới đây không có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản?
A. Văn học
B. Nghệ thuật
C. Tư tưởng
D. Tôn giáo
Câu 2:
Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc
A. định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia
B. khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C. thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới
D. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản
Câu 3:
Ở phương Tây, trong thế kỉ XVII đã xuất hiện các nhà văn, nhà thơ lớn, tiêu biểu là ở nước
A. Đức
B. I-ta-li-a
C. Pháp
D. Anh
Câu 4:
Đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp thế kỉ XVII là
A. La Phông-ten
B. Mô-li-e
C. Bét-tô-ven
D. Coóc-nây
Câu 5:
Coóc-nây (1606 - 1684) là
A. nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp
B. nhà soạn nhạc thiên tài người Pháp
C. đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp
D. tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp
Câu 6:
Nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp thế kỉ XVII là
A. Mô-li-e
B. Coóc-nây
C. La Phông-ten
D. Bét-tô-ven
Câu 7:
La Phông-ten (1621 - 1695) là
A. đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp
B. tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp
C. nhà soạn nhạc thiên tài người Pháp
D. nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp
Câu 8:
Tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp là
A. Bét-tô-ven
B. La Phông-ten
C. Coóc-nây
D. Mô-li-e
Câu 9:
Mô-li-e (1622 - 1673) là
A. nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển Pháp
B. nhà soạn nhạc thiên tài người Pháp
C. tác giả nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp
D. đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp
Câu 11:
Người có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng là
A. Trai-cốp-xki (1840 - 1893)
B. Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910)
C. Mô-da (1756 - 1791)
D. Bét-tô-ven (1770 - 1827)
Câu 12:
Mô-da (1756 - 1791) là
A. nhà soạn nhạc thiên tài người Đức
B. nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo
C. nhà họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan
D. đại diện của nền hài kịch cổ điển Pháp
Câu 13:
Rem-bran (1606 - 1669) là họa sĩ, nhà đồ họa nổi tiếng ở thế kỉ
A. XVI
B. XVII
C. XVIII
D. XIX
Câu 14:
Rem-bran (1606 - 1669) là họa sĩ, nhà đồ họa nổi tiếng người
A. Pháp
B. Đức
C. Hà Lan
D. Anh
Câu 15:
Trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện ở thế kỉ
A. XV - XVI
B. XVI - XVII
C. XVII - XVIII
D. XVIII - XIX
Câu 16:
"Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi" là
A. các nhà triết học cổ điển thế kỉ XVII - XVIII
B. các nhà Khai sáng thế kỉ XVII - XVIII
C. các nhà văn, nhà thơ cổ điển thế kỉ XVII - XVIII
D. các nhà soạn nhạc, kịch cổ điển thế kỉ XVII - XVIII
Câu 17:
Thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhiều nhà văn, nhà thơ, những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, đã
A. phản ánh đời sống của nhân dân lao động
B. đấu tranh bền bỉ chống lại ách áp bức, bóc lột
C. ra sức bảo vệ những người nghèo khổ
D. phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội
Câu 18:
Nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp thế kỉ XIX là
A. Coóc-nây
B. Mô-li-e
C. Vích-to Huy-gô
D. La Phông-ten
Câu 19:
Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) là
A. nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX
B. nhà văn nổi tiếng người Nga
C. nhà họa sĩ, đồ họa nổi tiếng người Hà Lan
D. nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp
Câu 20:
Tác phẩm Những người khốn khổ là tiếu thuyết đặc biệt xuất sắc của
A. Ra-bin-đra-nát Ta-go
B. Mác Tuên
C. Vích-to Huy-gô
D. Lép Tôn-xtôi
Câu 21:
Nhà văn Nga nổi tiếng với các tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh là
A. Pu-skin
B. Lép Tôn-xtôi
C. Mác Tuên
D. Vích-to Huy-gô
Câu 23:
Tác phẩm nổi tiếng của Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910) không phải là
A. "Chiến tranh và Hòa bình"
B. "Phục sinh"
C. "Những người khốn khổ'
D. "An-na Ka-rê-ni-na"
Câu 24:
Các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910) là
A. "Chiến tranh và Hòa bình", "Phục sinh", "Đừng động vào tôi"
B. "Chiến tranh và Hòa bình", "An-na Ka-rê-ni-na", "Phục sinh"
C. "Chiến tranh và Hòa bình", "Những người khốn khổ", "An-na Ka-rê-ni-na"
D. "Chiến tranh và Hòa bình", "Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ", "Phục sinh"
Câu 25:
Tác phẩm đặc biệt xuất sắc của Vích-to Huy-gô là tiểu thuyết
A. "Chiến tranh và Hòa bình"
B. "Những người khốn khổ"
C. "Đừng động vào tôi"
D. "Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ"
Câu 26:
Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của ai như "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga"?
A. Vích-to Huy-gô
B. Mác Tuên
C. Lép Tôn-xtôi
D. Ra-bin-đra-nát Ta-go
Câu 2:
Tác phẩm tiêu biểu của Hô-xê Ri-dan là
A. Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ
B. Những người khốn khổ
C. Đừng động vào tôi
D. Chiến tranh và Hòa bình
Câu 3:
"Đừng động vào tôi" là tác phẩm tiêu biểu của
A. Lỗ Tấn
B. Mác Tuên
C. Hô-xê Ri-dan
D. Vích-to Huy-gô
Câu 4:
Tác phẩm Đừng động vào tôi của Hô-xê Ri-dan đã miêu tả cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân
A. Trung Quốc
B. Ấn Độ
C. Cu-ba
D. Phi-líp-pin
Câu 5:
Nhà văn, nhà thơ lớn của Phi-líp-pin với tác phẩm tiêu biểu Đừng động vào tôi là
A. Vích-to Huy-gô
B. Hô-xê Ri-dan
C. Mác Tuên
D. Hô-xê Mác-ti
Câu 7:
Công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc được hoàn thành vào năm 1708 là
A. cung điện Cremlin (Nga)
B. đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)
C. lăng Ta-giơ Ma-han (Ấn Độ)
D. cung điện Vécxai (Pháp)
Câu 8:
Nơi đã tụ họp nhiều nhà văn hóa lớn của thế giới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Ma-đrit (Tây Ban Nha)
B. Luân Đôn (Anh)
C. Pa-ri (Pháp)
D. Xanh Pê-téc-bua (Nga)
Câu 9:
Một trong những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế kỉ XIX là
A. Bét-tô-ven
B. Mô-da
C. Lép Tôn-xtôi
D. Trai-cốp-xki
Câu 10:
Vở ôpêra Con đầm pích, các vở balê Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng,... là các tác phẩm nổi tiếng của
A. Vích-to Huy-gô
B. Trai-cốp-xki
C. Lép Tôn-xtôi
D. Bét-tô-ven
Câu 11:
Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?
A. Nền hài kịch Pháp
B. Nền bi kịch cổ điển Pháp
C. Truyện ngụ ngôn Pháp
D. Tiểu thuyết Pháp
Câu 12:
Nhà thơ nổi tiếng ở Pháp thế kỉ XVII là ai?
A. Mô-li-e
B. Pu-skin.
C. Ban-dắc.
D. La Phông ten.
Câu 13:
Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 là tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời kì cận đại?
A. Mô-da (Người Áo)
B. Bét-tô-ven (Người Áo)
C. Mô-da (Người Đức)
D. Bét-tô-ven (Người Đức)
Câu 14:
Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức với các sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng là
A. Bét-tô-ven
B. Mô-da
C. La Phông-ten
D. Mô-li-e
Câu 15:
Các tác phẩm của Mô-li-e tập trung đi sâu phản ánh chủ đề gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của nước Pháp
B. Lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc của tác giả
C. Khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của con người
D. Phê phán chế độ phong kiến Pháp
Câu 16:
Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại là
A. Mô-da
B. Bet-tô-ven
C. Trai-xcốp-ki
D. Sô-panh
Câu 17:
Họa sĩ danh tiếng người Hà Lan với nghệ thuật vẽ tranh chân dung, tranh phong cảnh thế kỉ XVII là
A. Van Gốc
B. Phu-gia-ta.
C. Pi-cát-xô
D. Rem-bran.
Câu 18:
Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng thời kì cận đại?
A. Mê-li-ê
B. Rút-xô
C. Vôn-te
D. Đi-đơ-rô
Câu 19:
Cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại tư tưởng bảo thủ của giáo hội Thiên chúa là
A. phong trào Văn hóa Phục hưng
B. cải cách tôn giáo
C. trào lưu triết học Ánh sáng
D. chủ nghĩa xã hội không tưởng
Câu 20:
Những tư tưởng mới của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII có tác động như thế nào sự phát triển của lịch sử nước Pháp?
A. Những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến
B. Dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII giành thắng lợi
C. Là cơ sở để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng
D. Là đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu lúc bấy giờ
Câu 21:
Trào lưu tư tưởng nào có vai trò quan trọng đối với sự thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Triết học Ánh sáng.
B. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
C. Triết học cổ điển Đức.
D. Kinh tế chính trị cổ điển Anh.
Câu 22:
Những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại?
A. Tấn công vào xã hội tư bản, bênh vực cho nhân dân lao động
B. Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản
C. Tấn công vào xã hội tư bản, hình thành quan điểm của giai cấp phong kiến
D. Lật đổ chế độ phong kiến, hình thành hệ thống tư tưởng tiến bộ
Câu 23:
Trong buổi đầu thời cận đại, những lĩnh vực nào có vai trò quan trọng, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến?
A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng
B. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa
C. Tư tưởng, tôn giáo, văn học
D. Nghệ thuật, âm nhạc, văn học
Câu 24:
Tại sao những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại lại phát triển mạnh ở châu Âu?
A. Do tác động của cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản
B. Do sự áp bức của chế độ phong kiến ở châu Âu đối với các tầng lớp nhân dân quá nặng nề
C. Do sự suy yếu của Giáo hội phong kiến châu Âu
D. Do sự phục hưng của văn minh Hi Lạp và Rô-ma
Câu 25:
Bài thơ “Con cáo và chùm nho” là sáng tác của ai?
A. La Phông-ten
B. Coóc- nây
C. Mô-li-e
D. Xéc-van-téc
Câu 26:
Ở Việt Nam có nhà bác học nào nổi tiếng trong thế kỉ XVIII?
A. Lê Hữu Trác
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Lê Quý Đôn
D. Lê Văn Hưu
Câu 27:
“Phong trào bắt đầu thời thế kỷ XVIII ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ”.
Đoạn văn trên nói về phong trào nào xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào thế kỉ XVIII?
A. Phong trào Khai sáng
B. Phong trào cải cách văn hóa
C. Phong trào Thơ mới
D. Phong trào nghệ thuật
......................................................................
......................................................................
......................................................................