Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 14 (có đáp án): Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)(phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 14 (có đáp án): Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)(phần 2)
Câu 15. Nhờ đâu mà sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh?
A. Nhờ đơn đặt hàng quân sự của các nước.
B. Nhờ tiền bồi thường chiến phí của các nước.
C. Nhờ Nhật Bản nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiên.
D. Nhờ đơn đặt hàng của Mĩ.
Câu 16. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian nào?
A. Những năm 1920 - 1929.
B. Những năm 1929 - 1933.
C. Những năm 1919 - 1920.
D. Những năm 1920 - 1921.
Câu 17. Trong những thập niên 20 của thế kỉ XX, những tàn dư phong kiến ở Nhật Bản đã kìm hãm sự phát triển của
A. kinh tế công nghiệp.
B. kinh tế nông nghiệp.
C. kinh tế thủ công nghiệp.
D. kinh tế thương nghiệp.
Câu 18. Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 6-1922. B. Tháng 7-1921.
C. Tháng 7-1922. D. Tháng 8-1922.
Câu 19. Đến năm 1926, sản lượng công nghiệp ở Nhật Bản như thế nào?
A. Mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh.
B. Phát triển với tốc độ "thần tốc".
C. Phát triển gấp 3 lần so với trước chiến tranh.
D. Tụt hậu hơn nhiều so với trước chiến tranh.
Câu 20. Hạt nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản là tổ chức
A. phái "Sĩ quan trẻ".
B. phái "Sĩ quan già"
C. các Viện quý tộc.
D. Đảng Cộng sản Nhật.
Câu 21. Tháng 7-1922, ở Nhật diễn ra sự kiện nổi bật
A. “Bạo động lúa gạo” của nông dân trong cả nước.
B. Đảng Cộng sản Nhật được thành lập.
C. Nhật đánh thắng Trung Quốc, mở rộng lãnh thổ.
D. Tổng bãi công của công nhân ở Tô-ki-ô.
Câu 22. Nước Nhật là nước thu được nhiều lợi trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sau
A. nước Anh. B. nước Mĩ.
C. nước Đức. D. nước Pháp.
Câu 23. Nhờ đâu, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh?
A. Hàng hoá xuất khẩu sang châu Âu.
B. Những đơn đặt hàng quân sự.
C. Thu lợi nhuận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
Câu 24. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác dụng như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.
C. Kinh tế Nhật Bản vẫn giữ nước bình thường như trước chiến tranh.
D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Câu 25. Mặt trận nhân dân được thành lập ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả của
A. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản.
C. cuộc vận động nhân dân đoàn kết chống chiến tranh ở Nhật Bản.
D. cuộc đấu tranh làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản.
Câu 26. Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước
A. Mĩ và các nước Tây Âu.
B. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.
C. Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
D. Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 27. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) là
A. thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.
B. thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá.
C. sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.
D. thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.
Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lợi dụng sự suy giảm khả năng kinh tế của các nước tư bản châu Âu trong chiến tranh, Nhật Bản đã
A. mở rộng thị trường ở các nước thuộc địa.
B. tăng cường sản xuất hàng công nghiệp.
C. tăng cường sản xuất hàng hoá và xuất khẩu.
D. đưa hàng hoá của Nhật Bản xâm nhập thị trường châu Âu.
Câu 29. Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản so với Đức?
A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.
B. Thông qua việc quân phiệt hoá bộ máy nhà nước
C. Thông qua việc xâm lược các nước.
D. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa.
Câu 30. Quá trình phát xít hóa ở Nhật bản diễn ra như thế nào?
A. Cải cách bộ máy chính trị, dẫn đến phát xít hóa bộ máy chính quyền
B. Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa
D. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị theo mô hình quân phiệt hóa