Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 24 (có đáp án): Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) (phần 4)
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 24 (có đáp án): Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) (phần 4)
Câu 36. Khởi nghĩa Thái Nguyên tan rã vào thời gian
A. ngày 31-8-1917.
B. ngày 11-1-1918.
C. ngày 31-1-1918.
D. ngày 13-1-1918.
Câu 37. Năm 1915, Việt Nam Quang phục hội phối hợp với tù nhân ở đâu tiến hành khởi nghĩa?
A. Tù nhân ở Phú Thọ.
B. Tù nhân ở Lục Giang (Bắc Giang).
C. Tù nhân ở Hà Nội.
D. Tù nhân ở Lao Bảo (Quảng Trị).
Câu 38. Lợi dụng sự phản ứng của binh lính người Việt và nhân dân ở các địa phương nào mà Thái Phiên và Trần Cao Vân đã vận động họ tiến hành khởi nghĩa?
A. Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
B. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế.
C. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
D. Quảng Ngãi, Bịnh Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
Câu 39. Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực lượng
A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.
B. công nhân và viên chức hoả xa trên tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam.
C. công nhân và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. tất cả các lực lượng trên.
Câu 40. Việt Nam Quang phục hội chuyển hướng về hoạt động trong nước khi nào?
A. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
B. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn quyết liệt.
C. Khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 41. Vì sao khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân không thành?
A. Vì bị thực dân Pháp đàn áp ngay từ lúc khởi nghĩa chưa bùng nổ.
B. Vì kế hoạch khởi nghĩa bị lộ.
C. Vì số lượng người tham gia khởi nghĩa quá ít không thể tiến hành được.
D. Vì Thái Phiên và Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.
Câu 42. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên năm 1917 là
A. Thái Phiên và Trịnh Văn cấn.
B. Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến.
C. Trần Cao Vân và Lương Ngọc Quyến.
D. Trịnh Văn Cấn và vua Duy Tân.
Câu 43. Âm mưu “dùng người Việt trị người Việt ” của thực dân Pháp bị giáng một đòn nặng nề bởi các sự kiện nào ở Việt Nam trong những năm 1908 đến 1917?
A. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Huế và binh lính Thái Nguyên.
B. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Trung và binh lính Thái Nguyên.
C. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính miền Nam và binh lính Thái Nguyên.
D. Khởi nghĩa của binh lính Hà Nội, binh lính Quảng Nam và binh lính Thái Nguyên.
Câu 44. Trong các cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số chống thực dân Pháp, cuộc khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1914 đến năm 1916.
B. Từ năm 1916 đến năm 1918.
C. Từ năm 1918 đến năm 1922.
D. Từ năm 1917 đến năm 1918.
Câu 45. Từ năm 1912 đến năm 1935 diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc nào, ở đâu?
A. Đồng bào Thái, ở Tây Bắc.
B. Đồng bào Mông ở Lai Châu.
C. Đồng bào Nùng ở Quảng Bình.
D. Đồng bào Mơ-nông ở Tây Nguyên.
Câu 46. Phong trào Hội kín ở Nam Kì trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển mạnh nhất ở các tỉnh
A. Biên Hoà, Long An, Bến Tre.
B. Bến Tre, Đồng Nai, Châu Đốc.
C. Biên Hoà, Bến Tre, Châu Đốc.
D. Bến Tre, Biên Hoà, Sóc Trăng.
Câu 47. Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là:
A. Nông dân và dân nghèo thành thị.
B. Công nhân và binh lính người Việt
C. Nông dân và công nhân.
D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị.
Câu 48. Một trong những mục đích hoạt động của Việt Nam Quang phục hội là
A. chống thực dân Pháp.
B. vận động nhiều tầng lớp tham gia.
C. một số cuộc bạo động như: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính.
D. chống Pháp và chống phong kiến.
Câu 49. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với lớp người đi trước?
A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. Đi sang Châu Mĩ tìm đường cứu nước.
C. Đi sang Châu Phi tìm đường cứu nước.
D. Đi sang phương Đông tim đường cứu nước.