X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (phần 3)


Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (phần 3)

Câu 46. Năm 1937, diễn ra sự kiện lịch sử gì có liên quan đến ba nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản?

A. Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên.

B. Đức mở rộng chiến tranh ở châu Âu.

C. Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ki-ô thành lập.

D. Nhật Bản mở rộng chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 47. Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của liên minh phát xít, thái độ của Hoa Kì như thế nào?

A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại liên minh phát xít.

B. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, nên đã chủ trương đoàn kết với các nước tư bản chống phát xít.

C. Rất lo sợ chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản.

D. Không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.

Câu 48. Vấn đề Xuy-đét ở Tiệp Khắc đã dẫn đến sự tranh chấp gay gắt giữa

A. Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô, Anh và Pháp.

B. Đức, I-ta-li-a, Nhật, Anh và Pháp.

C. Đức, Mĩ, Liên Xô, Anh và Pháp.

D. Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô, Anh và Mĩ.

Câu 49. Hội nghị Muy-ních được triệu tập vào thời gian nào? Không có sự tham gia của các nước nào?

A. Ngày 29-9-1938. Không có Anh, Mĩ tham gia.

B. Ngày 30-9-1938. Không có Liên Xô, Tiệp Khắc tham gia.

C. Ngày 28-9-1938. Không có Nhật, I-ta-li-a tham gia.

D. Ngày 29-9-1938. Không có Liên Xô, Tiệp Khắc tham gia.

Câu 50. Với chính sách nhượng bộ của Anh và Pháp tại Hội nghị Muy-ních đã có tác động đến Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. cứu được tình thế hòa bình ở châu Âu.

B. khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

C. hạn chế quá trình dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.

D. đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xít.

Câu 51. Khi Đức đánh Ba Lan, nước nào tuyên chiến với Đức?

A. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.

B. Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức.

C. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức.

D. Anh, Pháp, Ba Lan, Mĩ tuyên chiến với Đức.

Câu 52. Lí do khách quan làm cho Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ vào nước Anh năm 1940 là

A. quân đội Đức đã suy yếu do đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu.

B. Anh có ưu thế về không quân và hải quân

C. Hoa Kì bắt đầu viện trợ cho Anh.

D. Cả B và C.

Câu 53. Chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức bị thất bại bởi mặt trận nào ở Liên Xô?

A. Mặt trận Xta-lin-grát.

B. Mặt trận Mát-xcơ-va.

C. Mặt trận Lê-nin-grát.

D. Mặt trận phía bắc Liên Xô.

Câu 54. Trận Trân Châu cảng (12-1941) mở đầu cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước

A. Nhật Bản với Mĩ - Anh.

B. Nhật Bản với Mĩ – Pháp.

C. Nhật Bản với Mĩ.

D. Nhật Bản với Mĩ - Anh - Pháp.

Câu 55. Ngày 01-01-1942 tại Oa-sinh-tơn diễn ra sự kiện gắn với Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Pháp kí bản Tuyên ngôn Liên hợp quốc, khẳng định quyết tâm chống phát xít.

B. ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc kí hiệp ước bảo vệ hòa bình an ninh thế giới.

C. ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh kí bản Tuyên ngôn Liên hợp quốc, khẳng định quyết tâm chống phát xít.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp ký Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu và Bắc Mĩ.

Câu 56. Cuộc tấn công của quân Đồng minh vào sào huyệt Béc-lin diễn ra khi

A. phát xít Đức đang tấn công Liên Xô.

B. phát xít Đức đang đánh chiếm các nước Đông Âu.

C. phát xít Nhật đang đánh chiếm các nước Đông Nam Á.

D. phát xít Đức phải kéo quân về cố thủ ở Béc-lin.

Câu 57. Năm 1942 đế quốc Nhật Bản đã thống trị các vùng nào ở châu Á - Thái Bình Dương?

A. Đông Á, Tây Á và Tây Thái Bình Dương.

B. Đông Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương

C. Tây Á, Đông Á và Bắc Thái Bình Dương.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Câu 58. Nhật Bản tuyên bố lập "Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á" với khẩu hiệu

A. "châu Á của người Nhật Bản".

B. "phòng thủ chung châu Á"

C. "châu Á của người châu Á".

D. "Nhật Bản hợp tác toàn diện với châu Á".

Câu 59. Cho các sự kiện:

1. Quân Đức đánh thẳng vào nước Pháp.

2. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.

3. Hiệp ước Tam cường Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2, 1, 3     B. 2, 3, 1.

C. 3, 1, 2     D. 3, 2, 1.

Câu 60. Từ ngày 6-6-1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận, đó là

A. phía tây chống Liên Xô, phía đông chống Anh - Mĩ.

B. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Pháp

C. phía đông chống các nước Đông Âu và phía tây chống các nước Anh -Pháp - Mĩ.

D. phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ.

Câu 61. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), mặt trận nào đánh bại phát xít sớm nhất?

A. Mặt trận Xô - Đức.

B. Mặt trận Bắc Phi.

C. Mặt trận Tây Âu.

D. Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 62. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động đến Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam như thế nào?

A. Tạo ra thời cơ khách quan cho Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.

B. Tạo ra tình thế mới để Việt Nam đứng lên chống Nhật.

C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít.

D. Tạo ra thời cơ để Cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại.

Câu 63. Cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi khi

A. phát xít Đức bị Đồng minh đánh bại ở Béc-lin.

B. phát xít Đức mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào lãnh thổ Liên Xô.

C. phát xít Nhật bị đánh bại ở châu Á - Thái Bình Dương.

D. khi Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

Câu 64. Hội nghị I-an-ta do Liên Xô, Anh, Mĩ triệu tập khi

A. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn sắp kết thúc.

D. phát xít Đức và Nhật bị Đồng minh đánh bại.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: