X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 có đáp án (sách mới)

Lời giải sgk Lịch Sử 11 Bài 7:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 7 (sách cũ)

Câu 20. Trong bối cảnh lịch sử từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII được gọi là

A. buổi đầu thời cận đại.

B. kết thúc thời cận đại.

C. trung kì thời cận đại.

D. buổi đầu thời hiện đại.

Câu 21. Ai là đại biểu xuất sắc nhất của nền bi kịch cổ đại ở Pháp thế kỉ XVII?

A. Lơ Xít.

B. Pi-e Coóc-nây.

C. La Phông-ten.

D. Mô-li-e.

Câu 22. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm

A. triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

B. triết học Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

C. chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

D. Định luật bảo toàn năng lượng và thuyết tiến hoá năng lượng.

Câu 23. Hai tác phẩm nổi tiếng như “Nhà thờ Đức Bà Pa-ri” và “Những người khốn khổ” của tác giả

A. Ban-dắc.     B. Vích-to Huy-gô.

C. Lép Tôn-xtôi.     D. Mác-xim Goóc-ki.

Câu 24. Các đại biểu nổi tiếng của khoa kinh tế - chính trị ở Anh là

A. Hê-ghen và Phoi-ơ-bách.

B. Adam Xmít và Ri-các-đô.

C. Xanh-xi-mông và Phu-ri-ê.

D. Adam Xmít và Phu-ri-ê.

Câu 25. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do ai sáng lập?

A. Các Mác và Ăng-ghen.

B. Các Mác và Lênin.

C. Lênin và Xta-lin.

D. Hê-ghen và Phoi-ơ-bách.

Câu 26. Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm lập trường của

A. giai cấp công nhân.

B. giai cấp tư sản.

C. giai cấp nông dân.

D. tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 27. Trong sự phát triển chung của văn hoá châu Âu thời cận đại đã xuất hiện một thiên tài Bét-tô-ven, ông chính là

A. nhà văn học vĩ đại người Áo.

B. nhà bi kịch nổi tiếng người Pháp,

C. nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.

D. nhà hoạ sĩ nổi tiếng người Ba Lan.

Câu 28. Những ai được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi”?

A. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô.

B. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Vôn-te.

C. Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Vôn-te, Mê-li-ê.

D. các nhà Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII-XVIII.

Câu 29. Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là thời kì đánh dấu

A. sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở châu Âu.

B. sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới.

C. sự phát triển của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

D. sự hình thành chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.

Câu 30. Hê-ghen là một nhà triết học nổi tiếng của Đức, ông theo quan điểm nào dưới đây?

A. Duy vật biện chứng.

B. Duy tâm chủ quan.

C. Duy tâm khách quan.

D. Duy vật chủ quan.

Câu 31. Một trong các hành động cụ thể, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Vích-to Huy-gô là

A. cứu vớt con người bằng trái tim.

B. kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo.

C. dùng tình thương để cứu thế gian.

D. dùng sự nhẫn nại để thoát khổ.

Câu 32. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sự kế thừa có chọn lọc và phát triển của

A. học thuyết về chủ nghĩa khoa học nhân văn ở Đức.

B. những thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà loài người đã đạt được từ đầu thế kỉ XIX.

C. học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin.

D. phong trào Văn hoá Phục hưng ở châu Âu.

Câu 33. Chủ nghĩa Mác - Lê nin là cương lĩnh cách mạng cho

A. cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

B. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

C. cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

D. cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.

Câu 34. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại", đó là chủ trương của

A. Quốc tế thứ nhất.

B. Quốc tế thứ hai.

C. Mác và Ăng-ghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Quốc tế thứ ba.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: