X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 19 (có đáp án): Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) (phần 4)


Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 19 (có đáp án): Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) (phần 4)

Câu 29. Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nào nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam?

A. Phong trào cần vương.

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.

D. Phong trào nông dân Tây Sơn.

Câu 30. Đến giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách xâm chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với nước nào ở khu vực châu Á?

A. Nước Bồ Đào Nha.

B. Nước Tây Ban Nha.

C. Nước Anh.

D. Nước Nhật.

Câu 31. Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng để bàn cách can thiệp vào nước ta là

A. Hội đồng Quản hạt.

B. Hội đồng Bản xứ.

C. Hồi đồng Nam Kì.

D. Hội đồng Bắc Kì.

Câu 32. Tháng 2 - 1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh

A. vào Gia Định.

B. vào Sơn Trà (Đà Nẵng).

C. vào Nha Trang.

D. ra Kinh thành Huế.

Câu 33. Ngày 17-2-1859, diễn ra sự kiện lịch sử ở Việt Nam là

A. Pháp nổ súng đánh vào Kinh thành Huế.

B. Pháp nổ súng đánh thành Gia Định.

C. Pháp nổ súng đánh vào Sơn Trà (Đà Nẵng).

D. Pháp nổ sung đánh vào Nha Trang.

Câu 34. Ngày 23-2-1861, quân Pháp đánh vùng nào ở Nam Bộ?

A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.

B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.

C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.

D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.

Câu 35. Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Phan Thanh Giản.

D. Nguyễn Trường Tộ.

Câu 36. Hiệp ước Nhâm Tuất giữa ta và Pháp được ký kết vào thời gian nào? Gồm bao nhiêu điều khoản?

A. Ngày 5-6-1862. Hiệp ước gồm 12 điều khoản.

B. Ngày 6-5-1863. Hiệp ước gồm 14 điều khoản.

C. Ngày 6-5-1864. Hiệp ước gồm 16 điều khoản.

D. Ngày 6-5-1865. Hiệp ước gồm 21 điều khoản.

Câu 37. Ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép ai phải nộp thành không điều kiện?

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Phan Thanh Giản.

D. Trương Định.

Câu 38. Từ ngày 20 đến 24-6-1867, thực dân Pháp đã chiếm thêm ba tỉnh nào ở Nam Kì?

A. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

B. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.

C. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

D. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên.

Câu 39. Sáng 1-9-1858, Pháp gửi tối hậu thư đòi triều đình Huế phải trả lời trong hai giờ. Chưa hết hẹn, Pháp đã

A. đánh thẳng vào Triều đình nhà Nguyễn ở Huế.

B. nã đạn lên bờ rồi đổ bộ chiếm bán đảo Sơn Trà.

C. cho quân bao vây Đà Nẵng.

D. tập trung lực lượng đánh vào Huế.

Câu 40. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm các tỉnh

A. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

B. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

C. Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định.

D. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.

Câu 41. Trong tháng 2-1859, quân Pháp đã tiến đánh các vùng nào ở Việt Nam?

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

B. Gia Định, Vĩnh Long, Đồng Nai.

C. Gia Định, Vũng Tàu, Cần Giờ, Sài Gòn.

D. Sáu tỉnh miền Tây Nam Kì.

Câu 42. Ngày 23-2-1860, quân Pháp mở đợt tấn công vào Đại đồn Chí Hòa khi

A. đã đánh chiếm được Gia Định.

B. chưa đánh chiếm Gia Định.

C. Hiệp ước Bắc Kinh giữa Pháp và Trung Quốc kí kết.

D. Triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Câu 43. Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì khi

A. ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm đóng.

B. ba tỉnh miền Đông và một tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm

C. đã kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.

D. đã kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.

Câu 44. Sau khi chiếm sáu tỉnh Nam Kì Việt Nam, thực dân Pháp đã

A. thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh Bắc Kì.

B. tìm cách kêu gọi nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp

C. triển khai củng cố lực lượng cho các chiến dịch sau.

D. tiếp tục mở rộng việc đánh phá Bắc Kì.

Câu 45. Khi quân Pháp đánh vào Đà Nẵng, bị quân ta chặn lại trên bán đảo Sơn Trà và bị giam chân suốt 5 tháng, quân Pháp đã

A. không sao tiến sâu được vào trong đất liền.

B. không chiếm được đảo Sơn Trà.

C. không chiếm được Đà Nẵng.

D. không khuất phục được triều đình Huế.

Câu 46. Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp ở Đà Nẵng vào tháng 9 năm 1858 gồm lực lượng nào?

A. Quân chủ lực của triều đình Huế.

B. Các đội quân nông dân sát cánh bên quân đội triều đình.

C. Lực lượng nông dân và công nhân thành phố Đà Nẵng.

D. Đông đảo nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Câu 47. Khi vào Đà Nẵng, các đội quân nào bị quân ta chặn đánh và giam ở đảo Sơn Trà suốt năm tháng liền?

A. Các đội quân lính thủy đánh bộ của Pháp.

B. Các đội quân tinh nhuệ của Pháp và quân triều đình Huế.

C. Đội quân của Pháp -Tây Ban Nha.

D. Đội quân của Pháp - Anh.

Câu 48. Câu nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách của nhà Nguyễn trước vận nước nguy nan, đặc biệt là khi Pháp đã chiếm sáu tỉnh Nam Kì Việt Nam?

A. Thực hiện chính sách bế quan toả cảng.

B. Cử các phái đoàn đi Pháp để đàm phán đòi lại sáu tỉnh Nam Kì.

C. Đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

D. Từ chối mọi đề nghị cải cách duy tân đất nước.

Câu 49. Tại mặt trận Gia Định, từ tháng 2-1859, quân Pháp bị chặn đánh quyết liệt ở

A. trên sông Sài Gòn.

B. Vũng Tàu đi Sài Gòn.

C. ngay tại Gia Định.

D. trên sông cần Giờ.

Câu 50. Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối đánh

A. “Đánh chắc, tiến chắc”.

B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.

C. “Đánh phủ đầu”.

D. “Chinh phục từng địa phương”.

Câu 51. Tháng 8-1860, ai là người được điều vào chỉ huy mặt trận Gia Định và cho xây dựng phòng tuyến Chí Hòa?

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Phan Thanh Giản.

Câu 52. Ngay từ tháng 2-1859, khi Pháp đánh Gia Định, ai là người đưa đội quân của mình đến đóng tại đồn Thuận Kiều?

A. Phan Thanh Giản.

B. Hoàng Diệu.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Trương Định.

Câu 53. Hai lực lượng của ai đã hợp tác chiến đấu ở Gò Công, Tân An, Mĩ Tho trong những năm 1859 - 1862?

A. Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Trung Trực.

B. Trương Định và Nguyễn Tri Phương.

C. Trương Định và Nguyễn Trung Trực.

D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Câu 54. Trong năm 1862, phong trào dâng cao khắp nơi, gần như “tổng khởi nghĩa”, các tỉnh nào ở Nam Kì lần lượt được giải phóng?

A. Gia Định, Định Tường.

B. Vĩnh Long, An Giang.

C. Mĩ Tho, Tiền Giang.

D. Vũng Tàu, Đồng Nai.

Câu 55. Trận đánh lớn nhất trong ngày 22-6-1861 do ai chỉ huy, đánh vào đâu?

A. Do Nguyễn Trung Trực chỉ huy, đánh vào tàu chiến Hy vọng của Pháp trên sông Vòm Cỏ Đông thuộc thôn Nhật Tảo.

B. Do Đỗ Trinh Thoại chỉ huy, đánh vào căn cứ Quy Sơn (gần Gò Công).

C. Do Nguyễn Tri Phương chỉ huy, đánh vào Gò Công Đông.

D. Do Trương Định chỉ huy, đánh vào Gò Công.

Câu 56. Trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang dâng cao khiến quân giặc vô cùng bối rối thì triều đình nhà Nguyễn đã

A. kí kết Hiệp ước 1862 với Pháp.

B. cùng nhân dân chống Pháp.

C. buộc Pháp phải đàm phán nhằm kết thúc chiến tranh.

D. tán thưởng những hành động chống Pháp của nhân dân ta.

Câu 57. Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp, triều đình Huế ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến ở

A. Đà Nẵng và Huế.

B. Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.

C. Gia Định và Gò Công.

D. Gia Định và Định Tường.

Câu 58. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào thời gian

A. từ 20 đến 24-6-1867.

B. từ 20 đến 26-6-1867.

C. từ 20 đến 24-6-1868.

D. từ 20 đến 26-6-1868.

Câu 59. Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh miền Tây Nam Kì là

A. phong trào đã lôi cuốn nhiều văn thân, sĩ phu tham gia.

B. phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.

C. phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú.

D. phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: