Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 18 (có đáp án): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945) (phần 3)
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 18 (có đáp án): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945) (phần 3)
Câu 26. Cuộc tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát gắn liền với cuộc cách mạng nào ở Nga?
A. Cuộc cải cách nông nô.
B. Cuộc Cách mạng tháng Hai.
C. Cuộc Cách mạng tháng Mười.
D. Cuộc chiến đấu chống phát xít Đức.
Câu 27. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng
A. Dân chủ tư sản.
B. Dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 28. Tác dụng to lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng thế giới là gì?
A. Nó mở đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng thế giới phát triển.
B. Nó tăng thêm sức mạnh cho hệ thống xã hội chủ nghĩa,
C. Nó góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân xâm lược.
D. Nó tạo điều kiện cho các nước đứng lên giành độc lập dân tộc.
Câu 29. Từ năm 1921 đến năm 1941, Liên Xô bước vào thời kì
A. xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.
B. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. xây dựng hệ thống chính trị - nhà nước mới.
D. đấu tranh chống phát xít Đức xâm lược.
Câu 30. Cuộc cách mạng nào được đánh giá là sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong cao trào cách mạng ở châu Âu những năm 1918 - 1923?
A. Cách mạng ở Hung-ga-ri (3-1919).
B. Cách mạng ở Tiệp Khắc (5-1919).
C. Cách mạng dân chủ tư sản Đức (11-1918).
D. Cách mạng dân chủ tư sản ở Pháp (6-1919).
Câu 31. Tổ chức quốc tế nào ra đời trong khoảng thời gian 1918 - 1923, khi mà cao trào cách mạng ở châu Âu bùng nổ?
A. Quốc tế thứ nhất.
B. Quốc tế thứ hai.
C. Liên hợp quốc.
D. Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản).
Câu 32. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 - 1929 là
A. khủng hoảng kinh tế kéo theo khủng hoảng chính trị.
B. kinh tế phát triển, chính trị ổn định.
C. kinh tế chậm phát triển, chính trị - xã hội hỗn loạn.
D. khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Câu 33. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước nào?
A. Nước Anh. B. Nước Pháp.
C. Nước Đức. D. Nước Mĩ.
Câu 34. Ba lò lửa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện ở các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản vì
A. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là đối trọng của Anh, Pháp, Mĩ.
B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là các nước có tiềm lực quân sự mạnh.
C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản giải quyết khủng hoảng kinh tế bằng cách phát xít hoá bộ máy nhà nước.
D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước đế quốc già.
Câu 35. Nước nào ở châu Á diễn ra phong trào Ngũ tứ vào ngày 4-5-1919?
A. Ấn Độ. B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản. D. Việt Nam.
Câu 36. Trong những năm 1918 - 1939, nước nào ở châu Á trở thành thuộc địa lớn nhất của thực dân Anh?
A. Trung Quốc. B. In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan. D. Ấn Độ.
Câu 37. Mặt trận nào diễn ra đầu tiên trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mặt trận Xô - Đức.
B. Mặt trận Tây Âu.
C. Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương.
D. Mặt trận Bắc Phi.
Câu 38. Số liệu nào dưới đây đúng nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị tàn phế.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 20 triệu người bị chết, 70 nghìn làng mạc bị phá hủy.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan tỏa ra 198 nước.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho khoảng 90 triệu người chết, 60 triệu người bị tàn phế.
Câu 39. Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã để lại cho cách mạng thế giới bài học kinh nghiệm gì?
A. Bài học kinh nghiệm về sử dụng biện pháp hòa bình để giành chính quyền.
B. Bài học về khởi nghĩa vũ tranh giành chính quyền.
C. Bài học về kết họp nhiệm vụ phản đế và phản phong.
D. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
Câu 40. Xét theo phương diện tính chất, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một cuộc cách mạng
A. vô sản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi.
B. vô sản lần thứ hai trên thế giới giành được thắng lợi.
C. dân tộc, dân chủ nhân dân giành thắng lợi.
D. cách mạng dân chủ tư sản giành được thắng lợi.
Câu 41. Các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản giải quyết khủng hoảng kinh tế bằng cách
A. gây chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa.
B. giữ nguyên trạng thái phát xít.
C. lôi kéo các nước tham gia chiến tranh.
D. phát xít hoá bộ máy nhà nước gây chiến tranh.
Câu 42. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã lôi kéo hơn
A. 120 nước rơi vào tình trạng có chiến tranh.
B. 70 nước rơi vào tình trạng có chiến tranh.
C. 90 nước rơi vào tình trạng có chiến tranh.
D. 45 nước rơi vào tình trạng có chiến tranh.