X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23 (có đáp án): Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (phần 4)


Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23 (có đáp án): Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (phần 4)

Câu 35. Những năm đầu thế kỉ XX, giữa Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám đã có cam kết như thế nào?

A. Tổ chức vụ đầu độc của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

B. Cùng hưởng ứng cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

C. Khi nghĩa quân Yên Thế nổi dậy thì Việt Nam Quang phục hội sẽ hưởng ứng.

D. Khi Trung Kì nổi dậy thì nghĩa quân Yên Thế sẽ hưởng ứng, phối hợp hành động.

Câu 36. Mặc dù bị thất bại, khởi nghĩa Yên Thế thể hiện điều gì?

A. Khí phách đấu tranh của nhân dân Yên Thế.

B. Tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

C. Tinh thần yêu nước và sức mạnh tiềm tàng của nông dân Việt Nam.

D. Câu A, B, C đều đúng.

Câu 37. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.

Câu 38. Để đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực cách mạng, Việt Nam Quang phục hội đã thành lập tổ chức có tên gọi là

A. “Việt Nam Quang phục quân”.

B. “Việt Nam Cứu quốc quân.”

C. “Việt Nam Bạo lực quân”.

D. “Quang phục quân”.

Câu 39. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu là

A. đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.

B. đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.

C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.

D. đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Câu 40. Cho các sự kiện:

1. Là sĩ phu nổi tiếng đất Quảng Nam.

2. Người sáng lập ra tổ chức Việt Nam Quang phục hội.

3. Lấy hiệu là Tây Hồ, sinh năm 1872.

4. Chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp.

Hãy chọn sự kiện gắn với nhân vật lịch sử Phan Bội Châu.

A. 1, 3.     B. 2, 4.     C. 2, 3.     D. 1, 4.

Câu 41. Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến. Đó là mục tiêu của xu hướng cứu nước

A. cuối thế kỉ XIX.

B. đầu thế kỉ XX.

C. của Phan Bội Châu.

D. của Phan Châu Trinh.

Câu 42. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh cứu nước đầu thế kỉ XX là

A. nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội.

B. nông dân, công nhân và trí thức.

C. toàn thể dân tộc Việt Nam.

D. các sĩ phu yêu nước.

Câu 43. Mục đích của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX là

A. bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cách mạng Việt Nam.

B. nâng cao dân trí cho cách mạng Việt Nam.

C. đào tạo nhân tài cho cách mạng Việt Nam.

D. mở rộng phong trào đấu tranh ra nước ngoài.

Câu 44. Hình thức và nội dung hoạt động của cuộc vận động Duy tân là gì?

A. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

B. Diễn thuyết: bình văn, sách báo.

C. Vận động Duy tân nâng cao dân trí.

D. Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới.

Câu 45. Mục đích làm cách mạng là cứu nước, cứu dân. Đó là tư tưởng cứu nước của

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh

C. Phong trào Cần vương.

D. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Câu 46. Khuynh hướng của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là

A. khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. khuynh hướng vô sản.

C. khuynh hướng bạo động.

D. Khuynh hướng cải lương.

Câu 47. Thành phần lãnh đạo phong trào yêu nước, chống Pháp đầu thế kỉ XX là

A. văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước.

B. các sĩ phu yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

C. tầng lớp Nho học đang trên con đường tư sản hoá.

D. những nhà yêu nước đã thức tỉnh với thời cuộc.

Câu 48. Phương thức hoạt động theo xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

B. bạo động kết hợp với bất bạo động,

C. cải cách xã hội và nâng cao dâng trí.

D. vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.

Câu 49. Tổ chức hoạt động của phong trào yêu nước, chống Pháp đầu thế kỉ XX là

A. theo lề lối phong kiến.

B. biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai.

C. tổ chức bạo động và đấu tranh vũ trang.

D. tổ chức, tập họp quần chúng diễn thuyết.

Câu 50. Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?

A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.

B. Đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.

C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. Đều chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 51. Một trong những lí do khi ra đi tìm đường cứu nước, Phan Bội Châu lại đến Nhật Bản

A. Nhật có cuộc Cải cách Minh Trị (1868).

B. Nhật ở gần Việt Nam, đồng văn đồng chủng.

C. Nhật Bản có phong tục tập quán giống Việt Nam.

D. Lúc này Nhật Bản đang ủng hộ Việt Nam đánh Pháp.

Câu 52. Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Đó là mục đích của

A. Đông Kinh nghĩa thục.

B. phong trào Đông du.

C. cuộc vận động Duy tân của Phan Bội Châu.

D. cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh.

Câu 53. Vào đầu thế kỉ XX, những trí thức của thời phong kiến, đã nhận thấy điểm hạn chế đang diễn ra trong xã hội Việt Nam là

A. hệ tư tưởng Nho giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.

B. các tân thư, tân báo của Trung Hoa cứ tấp nập đưa vào Việt Nam.

C. triều đình nhà Nguyễn không thể đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

D. sự áp đảo của hệ tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam.

Câu 54. Vào đầu thế kỉ XX, sự kiện nào ở bên ngoài càng củng cố niềm tin của những trí thức của thời phong kiến vào con đường cách mạng tư sản?

A. Cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu ở Trung Quốc.

B. Cải cách ở Nhật Bản sau Minh Trị Duy tân (1868).

C. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thắng lợi.

D. Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi triệt để.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: