Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 (có đáp án): Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (phần 4)
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 22 (có đáp án): Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (phần 4)
Câu 18. Để tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp đã phải
A. chuẩn bị thật nhiều vốn và đội ngũ công nhân làm thuê.
B. thực hiện quá trình xâm lược và bình định Việt Nam.
C. đưa giai cấp tư sản từ Pháp sang Việt Nam.
D. ổn định kinh tế, chính trị ở chính quốc.
Câu 19. Thực dân Pháp phải mất bao nhiêu năm mới có thể tiến hành khai thác được Việt Nam?
A. 20 năm. B. 30 năm.
C. 40 năm. D. 50 năm.
Câu 20. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1913.
B. Từ năm 1898 đến năm 1914.
C. Từ năm 1899 đến năm 1914.
D. Từ năm 1897 đến năm 1916.
Câu 21. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?
A. Khoảng mười vạn người.
B. Khoảng hai mươi vạn người.
C. Khoảng năm vạn người.
D. Khoảng mười lăm vạn người.
Câu 22. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “Chia để trị” bằng cách
A. chia Việt Nam tách khỏi Lào và Cam-pu-chia.
B. chia Việt Nam thành hai miền: miền Bắc và miền Nam.
C. chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.
D. chia dân tộc Việt Nam thành nhiều tầng lớp chính trị để dễ cai trị.
Câu 23. Trong chính sách “Chia để trị” ở Việt Nam, thực dân Pháp chọn vùng nào là vùng đất thuộc Pháp?
A. Bắc Kì.
B. Trung Kì.
C. Nam Kì.
D. Cả Bắc, Trung, Nam Kì.
Câu 24. Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách
A. đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
B. lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.
C. thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
D. tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.
Câu 25. Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ
A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
B. một số ngưới nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh,
C. một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.
Câu 26. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khi
A. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.
C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bước vào giai đoạn cuối.
D. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chưa bùng nổ.
Câu 27. Khi thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam trở thành
A. xã hội thuộc địa.
B. xã hội thuộc Pháp.
C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
D. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.
Câu 28. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã dựa vào giai cấp nào để làm chỗ dựa?
A. Giai cấp tư sản dân tộc.
B. Giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Giai cấp nông dân.
D. Giai cấp công nhân.
Câu 29. Để tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp phải
A. hoàn thành công cuộc bình định về quân sự.
B. tiến hành xâm lược Việt Nam.
C. thôn tính các nước Lào, Cam-pu-chia.
D. thoát khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 30. Vì sao đang khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, đến năm 1913, Pháp phải dừng cuộc khai thác lại?
A. Pháp nhận thấy ở Việt Nam tài nguyên thiên nhiên không phong phú.
B. Pháp phải tập trung sức người, sức của vào chiến tranh.
C. Chiến tranh đang de dọa nước Pháp một cách khốc liệt.
D. Pháp lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu lợi nhuận nhiều hơn.
Câu 31. Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là bao nhiêu năm?
A. 15 năm. B. 25 năm. C. 39 năm. D. 42 năm
Câu 32. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, bản chất của giai cấp đại địa chủ phong kiến là
A. có tinh thần dân tộc, đứng về phía nhân dân chống Pháp.
B. đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc
C. có thái độ chính trị chưa rõ ràng.
D. căm thù thực dân Pháp và sẵn sàng đấu tranh chống Pháp.
Câu 33. Trong những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã
A. hợp tác với Pháp để chống lại nhân dân Việt Nam.
B. cùng nhân dân Việt Nam đánh Pháp.
C. tỏ thái độ thương lượng với Pháp.
D. vừa đánh Pháp, vừa phản bội quyền lợi dân tộc.
Câu 34. Kiên quyết chống đế quốc giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến, họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đó là giai cấp, tầng lớp nào?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
C. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.
D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 35. Trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế
A. đan xen giữa nông nghiệp và công nghiệp.
B. nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C. nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.
D. có những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen.
Câu 36. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam là
A. công nhân.
B. nông dân.
C. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.
D. giai cấp tư sản dân tộc.