X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 16 (có đáp án): Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) (phần 3)


Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 16 (có đáp án): Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) (phần 3)

Câu 19. Giai cấp nào ở Đông Nam Á lớn mạnh cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp tư sản dân tộc.

D. Giai cấp tư sản mại bản.

Câu 20. Đảng Cộng sản nước nào được thành lập đầu tiên ở Đông Nam Á?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản Phi-líp-pin.

C. Đảng Cộng sản Mã Lai.

D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a.

Câu 21. Lực lượng phong trào đấu tranh giai cấp diễn ra sôi nổi ở In-đô-nê-xi-a trong những năm 1920 - 1925 là

A. công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.

B. tư sản dân tộc, tiểu tư sản.

C. công nhân, nông dân.

D. công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

Câu 22. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a đã phát động khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra vào thời gian

A. những năm 1920 - 1925.

B. những năm 1922 - 1924.

C. những năm 1922 - 1926.

D. những năm 1926 - 1927.

Câu 23. Từ năm 1927, quyền lãnh đạo cách mạng ở In-đô-nê-xi-a chuyển vào tay giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 24. Năm 1927, Ác-nét Xu-các-nô là lãnh tụ của đảng nào ở In-đô-nê-xi-a?

A. Đảng Cộng sản.

B. Đảng Quốc đại.

C. Đảng Dân tộc.

D. Đảng Bảo thủ.

Câu 25. Phong trào cách mạng ở In-đô-nê-xi-a tạm thời lắng xuống trong khoảng thời gian

A. những năm 1929 - 1933.

B. những năm 1933 - 1937.

C. những năm 1932 - 1935.

D. đầu thập niên 30 thế kỉ XX.

Câu 26. Cuối thập niên 30 của thế kỉ XX, những người cộng sản đã kết hợp với Đảng In-đô-nê-xi-a thành lập tổ chức

A. Mặt trận dân tộc thống nhất In-đô-nê-xi-a.

B. Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a.

C. Liên minh dân tộc In-đô-nê-xi- a.

D. Mặt trận dân chủ In-đô-nê-xi-a.

Câu 27. Mùa hè năm 1932, một cuộc cách mạng đã xảy ra ở Băng Cốc (Thái Lan) dưới sự lãnh đạo của giai cấp nào?

A. Tư sản.     B. Vô sản.

C. Nông dân.     D. Địa chủ phong kiến.

Câu 28. Nhóm ôn hòa Pắc Chuông, Sơn Ngọc Thành thuộc nước nào ở Đông Nam Á?

A. In-đô-nê-xi-a.     B. Xiêm (Thái Lan)

C. Cam-pu-chia.     D. Lào.

Câu 29. Từ năm 1927, Đảng Dân tộc đã nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở

A. In-đô-nê-xi-a.     B. Mã Lai.

C. Miến Điện.     D. Lào.

Câu 30. Trong năm 1930, Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước nào thuộc Đông Nam Á?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.

Câu 31. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi nào được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất trong các thuộc địa của Pháp?

A. Đông Nam Á.     B. Việt Nam.

C. Các nước Đông Dương.     D. Châu Phi.

Câu 32. Trong những thập niên đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á bị cuốn vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản thế giới là

A. kinh tế phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.

B. kinh tế hội nhập với các nước tư bản chủ nghĩa.

C. trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản chủ nghĩa.

D. trở thành nơi cạnh tranh của các nước đế quốc, thực dân.

Câu 33. Những năm đầu thế kỉ XX đã diễn ra những cuộc nổi dậy của các giai cấp và tầng lớp nào ở Miến Điện chống thực dân Anh?

A. Nông dân, công nhân nông nghiệp và binh lính.

B. Nông dân, thợ chủ công và binh lính.

C. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.

D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản.

Câu 34. Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào các nước Đông Nam Á đã dẫn đến

A. hàng loạt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước.

B. sự ra đời của các tồ chức cộng sản.

C. nhiều phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến bùng nổ.

D. hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lập.

Câu 35. Những thập niên đầu thế kỉ XX, kinh tế Đông Nam Á hội nhập vào các nước tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm của sự hội nhập này người ta gọi là

A. sự hội nhập bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

B. sự hội nhập cưỡng chế.

C. sự hội nhập đa phương hoá, đa dạng hoá.

D. sự hội nhập mở cửa.

Câu 36. Đặc trưng cơ bản về thể chế chính trị ở các nước Đông Nam Á những thập niên đầu thế kỉ XX là

A. trở thành thuộc địa, hoặc nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

B. bị chính quyền thực dân khống chế.

C. tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế.

D. tồn tại chế độ cộng hòa tư sản.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: