Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23 (có đáp án): Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (phần 3)
Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 23 (có đáp án): Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (phần 3)
Câu 20. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những tác phẩm nổi tiếng của ai được dịch sang tiếng Hán rồi du nhập vào nước ta?
A. Của Rút-xô.
B. Của Mông-te-xki-ơ.
C. Của Rút-xô và Mông-te-xki-ơ.
D. Của Rút-xô, Mông-te-xki-ơ và Phu-ri-ê.
Câu 21. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triên phải đi theo con đường
A. con đường cải cách của Trung Quốc.
B. con đường Duy tân của Nhật Bản.
C. cách mạng vô sản ở Pháp.
D. con đường Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 22. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.
B. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu,
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.
Câu 23. Cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với
A.đánh đuổi phong kiến tay sai.
B. cải biến xã hội.
C. giành độc lập dân tộc.
D. giải phóng giai cấp nông dân.
Câu 24. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam đã hấp thụ những thông tin quốc tế thông qua
A. các nước ở khu vực Đông Nam Á.
B. các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.
C. các nước như Anh, Pháp.
D. các nước ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.
Câu 25. Phong trào cải cách chính trị - văn hoá ở Trung Quốc với những nhân vật nào đã có tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX đâu thế kỉ XX?
A. Tôn Trung Sơn.
B. Mao Trạch Đông.
C. Lương Khải Siêu.
D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.
Câu 26. Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị.
D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập.
Câu 27. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là
A. Trung Quốc. B. Ấn Độ.
C. Thái Lan. D. Nhật Bản.
Câu 28. Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi đất nước Nhật vào thời gian
A. tháng 8 năm 1908.
B. tháng 9 năm 1908.
C. tháng 3 năm 1909.
D. tháng 9 năm 1909.
Câu 29. Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập ra Việt Nam Quang phục hội và thời gian
A. tháng 6 năm 1912.
B. tháng 8 năm 1912.
C. tháng 3 năm 1909.
D. tháng 6 năm 1911.
Câu 30. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách
A. tiến hành bạo động đánh đuổi thực dân Pháp.
B. nâng cao dân trí, dân quyền.
C. thiết lập quan hệ ngoại giao đơn phương với Pháp để Pháp trao trả độc lập.
D. tổ chức diễn thuyết và bình luận.
Câu 31. Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?
A. “Tự lực, tự cường”.
B. “Tự lực cánh sinh”
C. “Tự lực khai hoá”.
D. “Tự do dân chủ”.
Câu 32. Phan Châu Trinh đã từng đi đến những đâu để vận động cải cách theo phương châm của mình?
A. Khắp Quảng Nam và các tỉnh Trung Kì.
B. Khắp các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
C. Khấp trong nước và nước ngoài.
D. Khắp Trung Quốc và Nhật Bản.
Câu 33. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh
A. chống thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến mạnh mẽ.
B. chống đi phu, đòi giảm sưu thuế.
C. chống chính sách chia để trị của Pháp.
D. chống chiến trận, bảo vệ hoà bình ở Việt Nam.
Câu 34. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh bùng nổ vào thời gian nào, khởi điểm của phong trào ở tỉnh nào?
A. Bùng nổ vào tháng 2-1908, khởi điểm ở Quảng Ngãi.
B. Bùng nổ vào năm 1906, khởi điểm ở Quảng Nam.
C. Bùng nổ vào tháng 5-1908, khởi điểm ở Bình Định.
D. Bùng nổ vào tháng 3-1908, khởi điểm ở Phú Yên.