X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11 có đáp án (sách mới)

Lời giải sgk Lịch Sử 11 Bài 11:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11 (sách cũ)

Câu 20. Theo Hệ thống Vécxai - Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào thu được nhiều lợi lộc?

A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan.

B. Anh, Pháp, Mĩ, I-ta-li-a, Nhật Bản.

C. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.

D. Mĩ, Pháp, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.

Câu 21. Trong những năm 1918 - 1923, tình hình kinh tế của phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa như thế nào?

A. Ổn định và phát triển.

B. Tương đối ổn định.

C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.

D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.

Câu 22. Năm 1924, nước nào có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các nước tư bản chủ nghĩa?

A. Nước Anh.     B. Nước Pháp.

C. Nước Mĩ.     D. Nước Nhật.

Câu 23. Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản được tiến hành ở đâu? Vào thời gian nào?

A. Ở Mát-xcơ-va (Liên Xô). Vào tháng 3 năm 1919.

B. Ở Luân Đôn (Anh). Vào tháng 3 năm 1919.

C. Ở Pa-ri (Pháp). Vào tháng 5 năm 1920.

D. Ở Mát-xcơ-va (Liên Xô). Vào tháng 7 năm 1919.

Câu 24. Hội nghị Vécxai - Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.

Câu 25. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là

A. tàn phá nền kinh tế các nước tư bản.

B. đưa đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít.

C. đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng cơ cực.

D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt.

Câu 26. Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Vécxai - Oa-sinh-tơn là gì?

A. Phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.

B. Qui định những điều khoản bồi thường đối với các nước bại trận.

C. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên.

D. Thông qua kế hoạch tấn công nước Nga xã hội chủ nghĩa.

Câu 27. Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa được thông qua tại đại hội lần thứ mấy của Quốc tế Cộng sản?

A. Đại hội lần thứ nhất.

B. Đại hội lần thứ hai.

C. Đại hội lần thứ ba.

D. Đại hội lần thứ bảy.

Câu 28. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là

A. thiếu lương thực, nguyên liệu trầm trọng.

B. khủng hoảng thừa.

C. thiếu vốn, nhân công lao động có trình độ kĩ thuật cao.

D. cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 29. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập, đó là

A. Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

B. Mĩ, Đức, Anh đối lập với I-ta-li-a, Nhật, Pháp.

C. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật đối lập với Anh, Pháp, Đức.

D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a đối lập với Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 30. Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản diễn ra khi Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở

A. Pháp.     B. Anh.     C. Liên Xô.     D. Mĩ.

Câu 31. Quốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội lần thứ VII khi tình hình thế giới đứng trước nguy cơ

A. cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới.

B. phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển mạnh.

C. chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ.

D. chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 32. Trước biến đổi của hình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương gì cho các đảng cộng sản ở các nước?

A. Phải đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.

B. Phải thành lập mặt trận nhân dân ở mỗi nước.

C. Phải lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở mỗi nước.

D. Phải giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc ở mỗi nước.

Câu 33. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đến các nước phụ thuộc trong đó có Việt Nam?

A. Nhân dân các nước phụ thuộc gánh hậu quả của chính quốc.

B. Nhân dân các thuộc địa thoát khỏi sự bóc lột của chính quốc.

C. Các nước phải gánh hậu quả cuộc khủng hoảng và bị chính quốc bóc lột thuộc địa thị trường nhân công

D. Tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: