X

1000 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11

Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 3 (có đáp án): Trung Quốc (phần 4)


Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 3 (có đáp án): Trung Quốc (phần 4)

Câu 32. Từ giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc dưới sự cai trị của ai?

A. nhà Minh.

B. nhà Mãn Thanh.

C. nhà Đường.

D. nhà Tống.

Câu 33. Ngày 1-1-1851, nổ ra cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu ở Trung Quốc?

A. Khởi nghĩa của Hồng Tú Toàn.

B. Khởi nghĩa của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu

C. Khởi nghĩa của nông dân Thái bình Thiên quốc.

D. Khởi nghĩa của Nghĩa Hòa đoàn.

Câu 34. Hiệp ước Nam Kinh (1842) mà chính quyền Mãn Thanh (Trung Quốc) kí với thực dân Anh đã đưa đến hậu quả gì ở Trung Quốc?

A. Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh.

B. Biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

C. Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh và các nước phương Tây.

D. Biến Trung Quốc thành một nước phụ thuộc của Anh.

Câu 35. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?

A. Tỉnh Đông Sơn.

B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.

C. Vùng Đông Bắc.

D. Thành phố Bắc Kinh.

Câu 36. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 01 -11 -1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc).

B. Ngày 11-01-1852. Ở Quảng Đông (Trung Quốc).

C. Ngày 01-01-1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc).

D. Ngày 01- 01-1851. Ở Thiên Kinh (Trung Quốc).

Câu 37. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc kéo dài bao nhiêu năm?

A. 20 năm.     B. 15 năm.

C. 14 năm.     D. 24 năm.

Câu 38. Ngày 19-7-1864, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Trung Quốc?

A. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc bị thất bại.

B. Cuộc vận động Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu,

C. Từ Hi Thái hậu làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự.

D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc diễn ra ở miền Bắc Trung Quốc.

Câu 39. Với Điều ước Tân Sửu mà Lý Hồng Chương thay mặt triều đình Mãn Thanh kí với các nước đế quốc làm cho Trung Quốc trở thành

A. một nước độc lập, có chủ quyền.

B. một nước tư bản chủ nghĩa lệ thuộc vào các nước đế quốc.

C. một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

D. một nước thuộc địa của các nước đế quốc.

Câu 40. Sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản vào Trung Quốc đã phá vỡ nền kinh tế nào trong nước?

A. Kinh tế thủ công nghiệp và kinh tế nông nghiệp.

B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa đan xen với kinh tế phong kiến.

C. Kinh tế công thương nghiệp đang phát triển.

D. Kinh tế thủ công nghiệp và kinh tế gia đình của nông dân.

Câu 41. Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời và lớn mạnh lên vào thời gian

A. ra đời cuối thế kỉ XVIII và lớn mạnh vào cuối thế kỉ XIX.

B. ra đời cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh vào cuối thế kỉ XX.

C. ra đời cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh vào đầu thế kỉ XX.

D. ra đời đầu thế kỉ XX và lớn mạnh cuối thế kỉ XX.

Câu 42. Khi giai cấp tư sản ở Trung Quốc ra đời và lớn lên, bị chèn ép bởi thế lực

A. chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B. bọn quý tộc mới và triều đình phong kiến Mãn Thanh.

C. bọn thực dân xâm lược vào Trung Quốc.

D. bọn thực dân và triều đình phong kiến Mãn Thanh.

Câu 43. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc có tôn chỉ

A. "Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền".

B. "Dân tộc độc lập, quân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc"

C. "Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do".

D. "Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình".

Câu 44. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã thực hiện những nhiệm vụ

A. lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

B. lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.

C. đánh đuổi đế quốc xâm lược để giành độc lập cho Trung Quốc.

D. lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân.

Câu 45. Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là

A. chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược.

B. chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.

C. chưa tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.

Câu 46. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc được đánh giá là một cuộc cách mạng

A. cách mạng dân chủ tư sản.

B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cách mạng vô sản.

D. cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để.

Câu 47. Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là

A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

B. cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.

C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu 48. Điểm nào dưới đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.

C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Không giải quyết vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 11 chọn lọc, có đáp án hay khác: