Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 (có đáp án): Trật tự thế giới sau chiến tranh (phần 4)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 (có đáp án): Trật tự thế giới sau chiến tranh (phần 4)
Câu 45. Để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức. Hội nghị Ianta (2 – 1945) quyết định
A. Anh và Liên Xô tiêu diệt lực lượng phát xít Nhật ở Trung Quốc.
B. Liên Xô không được tham chiến ở châu Á.
C. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
D. Mĩ sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
Câu 46. Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên Hợp Quốc đã đóng vai trò như thế nào đối với thế giới:
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
C. Giải quyết các vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
Câu 47. Vấn đề gây bất đồng sâu sắc giữa các cường quốc trong các cuộc gặp gỡ là gì?
A. Phân chia không đồng đều phạm vi ảnh hưởng ở các khu vực.
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Tương lai của nước Đức.
D. Tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 48. Nhiệm kì của các nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. 2 năm
B. 3 năm
C. 4 năm
D. 5 năm
Câu 49. Tiền thân của Liên Hợp Quốc là tổ chức nào?
A. Liên minh chống phát xít
B. Liên lục địa Âu – Mĩ
C. Hội Quốc Liên
D. Tổ chức Thương mại Thế giới
Câu 50. Công cụ nào để duy trì trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ hai?
A. Luật Quốc tế
B. Điều khoản được kí kết giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa
C. Liên hợp quốc
D. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)
Câu 51. Kết cục của những mâu thuẫn giữa các nước sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác so với sau chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến năm 1939?
A. Dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Hình thành một trật tự thế giới mới: Vexai – Oasinhtơn
C. Chưa thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. Hình thành trật tự thế giới theo xu hướng đơn cực.
Câu 52. Trật tự hai cực Ianta có điểm gì không tương đồng so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn trước đó?
A. Là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
B. Có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì
C. Các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ lợi ích cao nhất của họ.
D. Là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Câu 53. Liêp hợp quốc so với Hội Quốc Liên có điểm gì tiến bộ về vai trò và tổ chức?
A. Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa hai phe trong nội bộ tổ chức Liên hợp quốc.
B. Mang tính toàn diện, tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có thể tham gia.
C. Tác động đến sự sụp đổ chiến tranh lạnh, hình thành xu thế thế giới mới.
D. Củng cố hơn vai trò của Liên Xô trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Câu 54. Điểm hạn chế từ những quyết định của Hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
Câu 55. Ý nào sau đây không phải là mâu thuẫn xuất hiện xuất hiện trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh?
A. Mẫu thuẫn giữa các nước lớn trong thiết lập trật tự thế giới mới
B. Mẫu thuẫn giữa các nước về vấn đề tôn giáo.
C. Mẫu thuẫn giữa các nước các ngành kinh tế quan trọng.
D. Mẫu thuẫn giữa các nước về lợi ích dân tộc.
Câu 56. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai không có nội dung chính nào sau đây?
A. Sự hình thành hai khối đế quốc đối đầu: đế quốc phát xít và dân chủ
B. Mâu thuẫn gay gắt giữa chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa xã hội.
C. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra giữa Liên Xô và Mĩ kéo dài bốn thập kỉ.
D. Các nước thắng trận không bồi thường chiến phí nặng đối với các nước bại trận.
Câu 57. Ý nào sau đây không phải là phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa các nước phát xít khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc?
A. Các nước đều có ý đồ riêng, tranh cãi quyết liệt và không nhượng bộ.
B. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt phát xít, kết thúc chiến tranh.
C. Phân chia khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 58. Trong Hiến chương Liên hợp quốc, duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở nào?
A. Tôn trọng tôn chỉ, tư tưởng của mỗi dân tộc.
B. Tôn trọng quyền bình đẳng của từng dân tộc.
C. Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
D. Tôn trọng chế độ, tư tưởng, văn hóa đa dạng của các dân tộc.
Câu 59. Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc nhằm mục đích gì ?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
C. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
D. Mục đích của Hiến chương đã nêu rõ.