Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8 (có đáp án): Nhật Bản (phần 4)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8 (có đáp án): Nhật Bản (phần 4)
Câu 40. Theo quy định của Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế nào?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa.
C. Cộng hòa nghị viện.
D. Dân chủ đại nghị.
Câu 41. GDP giành cho quốc phòng của Nhật chỉ dưới 1% tổng GDP vì
A. nền công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh mẽ.
B. được Mĩ bảo hộ.
C. chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập.
D. Nhật không có quân đội thường trực.
Câu 42. Tháng 8 - 1977, ở Nhật có sự kiện gì thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao?
A. Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật -Trung.
B. Học thuyết Kai-phu.
C. Học thuyết Phucađa.
D. Học thuyết Hayatô.
Câu 43. Nội dung cơ bản của học thuyết Hasimôtô là gì?
A. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
B. Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
C. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước châu Phi và Mĩ Latinh.
D. Đặc biệt coi trọng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 44. Sự kiện đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là
A. năm 1978, hiệp ước hoà bình và hữu nghị Trung- Nhật.
B. năm 1991, học thuyết Kai-phu.
C. năm 1977, học thuyết Phu-cư-đa.
D. năm 4/1996, hiệp ước An ninh Mĩ Nhật kéo dài vĩnh viễn.
Câu 45. Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?
A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.
B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Trung Quốc.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ và tây Âu.
D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN và Liên minh châu Âu.
Câu 46. Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ
A. không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.
B. không sản xuất vũ khí cho Mĩ.
C. không có quân đội thường trực.
D. không có lực lượng phòng vệ.
Câu 47. Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?
A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.
B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.
C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài do bồi thường chi phí chiến tranh.
D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng.
Câu 48. Theo Hiến pháp hiện nay, ai là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật Bản?
A. Tổng thống.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thiên hoàng.
D. Thủ tướng.
Câu 49. Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?
A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả vào sản xuất.
C. Đầu tư nghiên cứu khoa học và chú trọng giáo dục.
D. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.
Câu 50. Học thuyết nào áp dụng từ năm 1991 đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?
A. 1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung – Nhật
B. 1991, học thuyết Kai – phu.
C. Học thuyết Hasimoto (1/1997)
D. 4/1996, hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật kéo dài vĩnh viễn
Câu 51. Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945–1952 là
A. Chính phủ Nhật Bản
B. Thiên Hoàng
C. Nghị viện Nhật Bản
D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh
Câu 52. Từ năm 1952 đến năm 1973, tình trạng mất cân đối của kinh tế Nhật Bản được biểu hiện như thế nào?
A. Kinh tế chủ yếu phát triển ở ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
B. Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
C. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.
D. Tồn tại tình trạng phân biệt giàu nghèo, giữa công nghiệp và nông nghiệp.
Câu 53. Ý nào dưới đây không phải là biện pháp khôi phục đất nước của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển.
B. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh để đối phó với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
C. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ
D. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
Câu 54. Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn “con rồng” kinh tế của châu Á là
A. đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế.
B. không tham gia vào nhóm G7 và G8.
C. không chi nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh
D. không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào