Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 (có đáp án): Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22 (có đáp án): Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 2)
Câu 31. Ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ?
A. Đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".
B. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
C. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".
D. Đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của quân đội Sàỉ Gòn.
Câu 32. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972 ?
A. Đông Nam Bộ. B. Liên khu V.
C. Quảng Trị. D. Tây Nguyên.
Câu 33. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được tiến hành trong khoảng thời gian nào ?
A. Từ ngày 24 đến 30 - 3 - 1970.
B. Từ ngấy 24 đến ngày 25-4- 1970.
C. Từ ngày 24 đến ngày 27 - 5 - 1970.
D. Từ ngày 20 đến ngày 25 - 3 - 1970.
Câu 34. Thành tích của miền Bắc (năm 1970) trong sản xuất nông nghiệp ?
A. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.
B. Sản lượng lương thực năm 1970 đạt hơn 60 vạn tán.
C. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng 60% so với năm 1968.
D. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 triệu tấn so với năm 1968.
Câu 35. Nhà máy thuỷ điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc nước ta là:
A. Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà.
B. Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim.
C. Nhà máy Thuỷ điện Trị An.
D. Nhà máy Thuỷ điện I-a-li.
Câu 36. Địa phương đầu tiên trên miền Bắc đạt năng suất 5 tấn thóc/ ha là :
A. Thái Bình. B. Nam Định.
C. Nghệ An. D. Nam Hà.
Câu 37. Thành tựu của miền Bắc trong thời kì khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội 1969 – 1971?
A. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142 % so với năm 1968.
B. Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60% so với năm 1968.
C. Cuộc vận động hợp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp đã đưa được 85% hộ nông dân vào làm ăn tập thể.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 38. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ diễn ra trong khoảng thời gian nào ?
A. Ngày 6 - 4 - 1972 đến ngày 29 - 12 - 1972.
B. Ngày 16 - 4 - 1972 đến ngày 29 - 12 - 1972.
C. Ngày 6 - 4 - 1972 đến ngày 15 - 1 - 1973.
D. Ngày 16 - 4-1972 đến ngày 15 - 1 - 1973.
Câu 39. Một trong những thị xã bị huỷ diệt trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ?
A. Hà Đông. B. Đồng Hới.
C. Lào Cai. D. Hà Tĩnh.
Câu 40. Thành tích của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mĩ ?
A. Bắn rơi 735. máy bay trong đó có 16 máy bay B.52.
B. Bắn rơi 753 máy bay, trong đó có 61 máy bay B.52.
C. Bắn rơi 735 máy bay, trong đó có 61 máy bay B.52.
D. Bắn rơi 754 máy bay, trong đó có 36 máy bay B.52.
Câu 41. Trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc đã chi viện cho những chiến trường nào ?
A. Miền Nam. B. Lào.
C. Campuchia. D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 42. Thành tích của quân dân Thủ đô trong trận "Điện Biên Phủ trên không" ?
A. Bắn rơi 18 máy bay trong đó có 4 máy bay B.52.
B. Bắn roi 81 máy bay, trong đó có 43 máy bay B.52.
C. Bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B.52.
D. Bắn rơi 43 máy bay, trong đó có 18 máy bay B.52.
Câu 43. Hội nghị Pari được bắt đầu từ khi nào ?
A.Ngày 31-3 - 1968. B. Ngày 15- 1 -1968.
C. Ngày 15-3- 1968. D.Ngày 13-5-1968.
Câu 44. Lập trường của phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Pari ?
A. Mĩ phải rút hết quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam.
B. Mĩ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
C. Mĩ phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 45. Đàm phán 4 bên được bắt đầu từ khi nào ?
A. 13/5/1968. B. 15/3/1969.
C. 25/1/1969. D. 15/2/1969.
Câu 46. Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ cách mạng Lâm thời Miền Nam tại Hội nghị Pari năm 1973 là ai ?
A. Nguyễn Thị Bình.
B. Nguyễn Duy Trinh.
C. Lê Đức Thọ.
D. Trần Văn Lắm.
Câu 47. Ai là người đại diện cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí Hiệp định Pari ?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Nguyễn Duy Trinh.
C. Lê Đức Thọ.
D. Trần Bửu Kiếm.
Câu 48. Hình dạng của chiếc bàn đàm phán trong hội nghị Pari năm 1973?
A. Hình vuông. B. Hình tròn.
C. Hình chữ nhật. D. Hình thoi.
Câu 49. Hội nghị Pari quy định khi nào hai bên sẽ thực hiện ngừng bắn ở miền Nam ?
A. 24 giờ ngày 21 - 7 - 1973.
B. 24 giờ ngày 27- 1 - 1973.
C. 24 giờ ngày 27- 11 - 1973.
D. 24 giờ ngày 27 - 2 - 1973.
Câu 50. Quyền dân tộc cơ bản được, khẳng định trong Hiệp định Pari năm 1973 là gì?
A. Độc lập, chủ quyền.
B. Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
C. Thống nhất.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 51. Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 ?
A. Hiệp định đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
B. Hiệp định đã khẳng định thắng lợi to lớn của cách mạng ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Hiệp định đã tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống MT, cứu nước của dân tộc.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 52. Hiệp định Pari có gì khác so với Hiệp định Giơnevơ ?
A. Hiệp định Giơnevơ là hiệp định về Đông Dương. hiệp định Pari là hiệp định về Việt Nam.
B. Thời hạn rút quân được quy định trong hiệp định Pari ngắn hơn so với hiệp định Giơnevơ.
C. Việc tập kết quân được quy định trong Hiệp định Pari không tập kết thành hai vùng hoàn chỉnh như ở Hiệp định Giơnevơ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 53. Điểm giống nhau giữa Hiệp định Pari và Hiệp định Gionevơ?
A. Cả hai hiệp định đều là kết quả thuần túy của cuộc chiến tranh chính trị, ngoại giao.
B. Cả hai hiệp định đều do các nước lớn chủ động mở để bàn về việc chấm dứt chiến tranh của các nước đế quốc ở Việt Nam.
C. Cả hai hiệp định đều là hiệp định hòa hoãn, là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 54. Hiệp định Pari thừa nhận điều gì ?
A. Trong thực tế miền Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát.
B. Trong thực tế miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát.
C. Trong thực tế miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát.
D. Trong thực tế miền Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát.
Câu 55. Điểm giống nhau trong nội dung của Hiệp định Pari và Hiệp định Giơ-ne-vơ?
A. Cả hai hiệp định, các đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. Cả hai hiệp định đều đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình.
C. Cả hai hiệp định đều đưa đến việc rút quân của các đế quốc xâm lược.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 56. Học thuyết mà Tổng thống Ních-Xơn đề ra đầu năm 1969 là:
A. Chính sách bên miệng hố chiến tranh.
B. “Phản ứng linh hoạt”.
C. “Thanh kiếm linh hoạt”.
D. “Ngăn đe thực tế”.
Câu 57. Điểm khác nhau giữa "Chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hoá chiến tranh" là:
A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
B. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.
C. Dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
D. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
Câu 58. Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:
A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định".
B. Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam.
C. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại.
D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.
Câu 59. Ngày 6 - 6 - 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta:
A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Hội nghị Pa-ri.
B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
C. Mĩ mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
D. Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 60. Thắng lợi của quân dân ta phối hợp với quân dân Lào trong việc đánh bại cuộc hành quân "Lam Sơn - 719" tại đường 9 Nam Lào đã:
A. Loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng ở Đông Dương.
B. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Đông Dương hoá" chiến tranh của Mĩ và tay sai.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 45.000 tên địch, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng ở Đông Dương.
D. Kết thúc sự can thiệp của Mĩ ở miền Nam.