X

1000 Câu trắc nghiệm Lịch Sử 12

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 20 (có đáp án): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (phần 1)


Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 20 (có đáp án): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (phần 1)

Câu 1. Bước sang năm 1953, thái độ của Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương có thay đổi gì ?

A. Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh.

B. Muốn trì hoãn việc đàm phán hoà bình.

C. Muốn rút ra cuộc chiến tranh trong danh dự.

D. Muốn kéo dài cuộc Chiến tranh.

Câu 2. Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, hi vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu ?

A. 12 tháng.         B. 16 tháng.

C. 18 tháng.         D. 20 tháng.

Câu 3. Khó khăn lớn nhất của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương từ năm 1953 ?

A. Thiếu hẳn một lực lượng cơ động mạnh để đối phó với các cuộc tiến công mới của quân ta.

B. Cuộc chiến tranh của Pháp không được Mỹ ủng hộ.

C. Thiếu một vị chỉ huy giỏi, trung thành với lợi ích của nước Pháp.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4. Đánh giá như thế nào về Kế hoạch Nava ?

A. Đây là một phản ánh nỗ lực cao nhất của quân Pháp với sự giúp đỡ của Mĩ.

B. Kế hoạch Nava phản ánh sự lệ thuộc sâu sắc cửa Pháp vào Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

C. Kế hoạch Nava phản ánh tính chủ quan của quân Pháp khi không giải quyết được mâu thuẫn giữa vấn đề tập trung và phân tán quân.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5. Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu ?

A. Bắc Bộ, Trung Bộ.         B. Bắc Bộ.

C. Nam Bộ, Trung Bộ.         D. Nam Bộ.

Câu 6. Việc Pháp tập trung 44/ 84 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc Bộ phản ánh điều gì ?

A. Pháp tập trung quân giữ thế phòng ngự ở Bắc Bộ, lấy điểm chính là vùng đồng bằng.

B. Kế hoạch Nava ngay từ khâu đầu tiên đã có sơ hở.

C. Kế hoạch này không giải quyết được mâu thuẫn giữa vấn đề tập trung và phân tán quân trên chiến trường Đông Dương.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 ?

A. Đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ.

B. Đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến.

C. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

D. Đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam.

Câu 8. Cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực trên chiến trường ở những địa điểm nào theo trình tự thời gian ?

A. Điện Biên ⇒ Sê-nô ⇒ Luông – Pha-băng, Mường Sài ⇒ Plây-cu.

B. Điện Biên ⇒ Luông – Pha-băng ⇒ Sê nô ⇒ Plây-cu.

C. Điện Biên ⇒ Mường Sài ⇒ Sê-nô ⇒ Plây-cu.

D. Điện Biên ⇒ Sê-nô ⇒ Plây-cu ⇒ Luông – Pha-băng, Mường Sài.

Câu 9. Ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954?

A. Đánh dấu sự sụp đổ bước đầu của Kế hoạch Nava.

B. Khẳng định phương châm chỉ đạo của Đảng ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là sáng suốt, đúng đắn.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận Điện Biên Phủ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10. Việc thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương đã phản ánh điều gì ?

A. Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh.

B. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.

C. Pháp rất ý thức về vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 11. Điện Biên Phủ được tổ chức thành mấy phân khu, có bao nhiêu cứ điểm?

A. 2 phân khu, 45 cứ điểm.

B. 3 phân khu, 49 cứ. điểm.

C. 3 phân khu, 59 cứ điểm.

D. 2 phân khu, 49 cứ điểm.

Câu 12. Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ ?

A. Là chiến thắng quân sự vang dội nhất của dân tộc ta trong lịch sử kháng chiến chống quân xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

B. Là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự thất bại của chính sách can thiệp hòng kéo dài và mở rộng chiến tranh của Mĩ.

C. Chiến thắng này đã có tác động lớn, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh của phái đoàn Việt Nam tại hội nghị Pari.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng là:

A. Nằm ở vùng lòng chảo Điện Biên, bốn bề đều có núi bao quanh, rất thuận lợi cho ta tổ chức tiến công.

B. Nằm xa hậu phương của Pháp, rất dễ cô lập khi đường đổ bộ bị khống chế.

C. Nằm ở địa bàn trọng yếu, cả hai bên đều quyết tâm chiếm giữ.

D. Hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.

Câu 14. Đờ Cát – tơ - ri nhận quân hàm thiếu tướng trong như thế nào ?

A. Về Hà Nội làm lể tấn phong.

B. Đại diện của Chính phủ Pháp lên Điện Biên làm lễ tấn phong.

C. Đại diện của Cao ủy Pháp đến Điện Biên làm lễ tấn phong.

D. Quân hàm thiếu tướng được thả từ máy bay xuống.

Câu 15. Tình hình quân Pháp tại Điện Biên sau cuộc tiến công đợt 1 của quân ta là:

A. Pháp bị mất sân bay Hồng Cúm, bị ta bao vây ở phân khu trung tâm.

B. Pháp mất lá chắn phía Bắc, bị ta bao vây ở phân khu trung tâm.

C. Pháp bị cắt đứt hoàn toàn khả năng tiếp viện bằng đường không.

D. Pháp bị mất sân bay Mường Thanh, cầu hàng không bị cắt đứt.

Câu 16. Tình hình của Pháp ở Điên Biên sau cuộc tiến công thứ II của quân ta?

A. Toàn bộ phân khu Nam bị tiêu diệt.

B. Sân bay Mường Thanh bị khống chế, phân khu Nam bị tiêu diệt.

C. Nhiều cao điểm phía đông phân khu Trung tâm đã bị mất, cầu tiếp viện hàng không bị khống chế.

D. Phân khu Bắc tê liệt, phân khu Nam và phân khu Trung tâm bị bao vây chặt chẽ.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: