X

1000 Câu trắc nghiệm Lịch Sử 12

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2023


Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2023

Nhằm mục đích giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch Sử năm 2023, tài liệu tổng hợp 800 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết với các câu hỏi trắc nghiệm đa dạng đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được biên soạn theo từng bài học sẽ giúp học sinh ôn luyện, củng cố lại kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Lịch Sử lớp 12.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2023

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 có đáp án

Câu 1: Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?

A. Anh - Pháp - Mĩ.

B. Anh - Mĩ - Liên Xô.

C. Anh - Pháp - Đức.

D. Mĩ - Liên Xô - Trung Quốc.

Lời giải:

Đầu năm 1945, nguyên thủ ba cường quốc Mỹ, Anh, Liên Xô đã quyết định triệu tập hội nghị cấp cao ba nước tại Ianta (Liên Xô).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc

Lời giải:  

Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh => Hội nghị Ianta được triệu tập (4 – 11/2/1945).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.

B. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng.

C. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản.

D. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Lời giải:  

Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Theo quyết định của hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?

A. Đức

B. Mông Cổ

C. Trung Quốc

D. Triều Tiên

Lời giải:  

Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: Trung Quốc cần phải trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; …

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), quốc gia nào sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng, giải giáp miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu?

A. Liên Xô

B. 

C. Mĩ, Anh

D. Mĩ, Anh, Pháp

Lời giải:  

Theo nội dung của Hội nghị Ianta về phân chia phạm vi đóng quân và giải giáp quân đội phát xít của các cường quốc Đồng minh có quy định: quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Liên Xô.

B. Mỹ.

C. Anh.

D. Pháp.

Lời giải:  

Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Theo nội dung của Hội nghị Pốtxđam, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho ai?

A. Quân đội Anh trên toàn Việt Nam.

B. Quân đội Pháp ở phía Nam vĩ tuyến 16.

C. Quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16 và quân đội Pháp ở phía Nam.

Lời giải:  

Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh ở phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Liên Xô, Mĩ, Anh

B. Các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

C. Hoa Kỳ, Anh, Pháp.

D. Anh, Đức, Nhật Bản.

Lời giải:  

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nội dung nào không phải là mục đích triệu tập Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.     

B. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Lời giải:  

- Các đáp án A, C, D: là vấn đề cấp bách đặt ra cho các cường quốc Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết => Cũng đồng thời là mục đích triệu tập hội nghị Ianta (2-1945).

- Đáp án B: khối Đồng minh chống phát xít được thành lập từ năm 1942 -> Đây không phải mục đích triệu tập hội nghị Ianta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

B. Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

C. Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít

D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

Lời giải:  

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là:

1- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

2- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

3- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) (2-1945)

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2 có đáp án

Câu 1: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của nhân dân Xô Viết thực hiện trong hoàn cảnh nào?

A. Là nước thắng trận, Liên Xô thu được nhiều thành quả từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả nặng nề.

C. Khôi phục kinh tế, hằn gắn vết thương chiến tranh.

D. Liên Xô cần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Lời giải: 

Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau cuộc chiến còn bị các nước tư bản bao vây cấm vận nên kế hoạch 5 năm 1946-1950 được đề ra và thực hiện nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích

A. khôi phục kinh tế, hàn gắt vết thương chiến tranh

B. củng cố quốc phòng an ninh

C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội

D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Lời giải: 

Bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh và bị các nước tư bản bao vây cấm vận nên kế hoạch 5 năm 1946-1950 được đề ra và thực hiện nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô được tiến hành trong thời gian bao lâu?

A. 4 năm 3 tháng

B. 1 năm 3 tháng

C. 12 tháng

D. 9 tháng

Lời giải: 

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng (hoàn thành trước 9 tháng).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Kế hoạch 5 năm (1946-1950) được Liên Xô tiến hành đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

A. 1 năm 3 tháng

B. 9 tháng

C. 12 tháng

D. 10 tháng

Lời giải: 

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng (hoàn thành trước 9 tháng).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) đã

A. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ

B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ

C. Buộc các nước phương Tây phải nể sợ

D. Khởi đầu sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ

Lời giải: 

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Năm 1949, Khoa học - kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển nhanh chóng được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

B. Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ

C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

D. Liên Xô phóng thành công tàu phương Đông

Lời giải: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Khoa học – kĩ thuật Liên Xô phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới trong khoảng thời gian nào?

A. Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

Lời giải: 

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Đây là vị trí của Liên Xô trong nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thế giới?

A. Siêu cường kinh tế duy nhất thế giới.

B. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

C. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.

D. Là nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.

Lời giải: 

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Đây là vị trí của Liên Xô trong nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.

C. Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng.

D. Liên Xô phóng thành công trạm tự động “Mặt Trăng 3” (Luna 3) bay vòng quanh phía sau Mặt Trăng.

Lời giải: 

Năm 1961, Liên Xô đã phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp quốc phòng.

D. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

Lời giải: 

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 3 có đáp án

Câu 1: Khu vực Đông Bắc Á bao gồm các quốc gia nào?

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên

B. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên

C. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan

D. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, vùng Viễn Đông Liên Bang Nga

Lời giải:

Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn bao gồm 4 quốc gia là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Đông Bắc Á như thế nào?

A. Đều bị các nước thực dân xâm lược.

B. Đều là những quốc gia độc lập.

C. Hầu hết đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

D. Có nền kinh tế phát triển.

Lời giải: 

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Những sự kiện thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Trung Quốc thu hồi được Hồng Công

B. Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa và sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên

D. Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên

Lời giải: 

Từ sau năm 1945, tình hình khu vực Đông Bắc Á có nhiều thay đổi về chính trị:

- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949).

- Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, trong bối cảnh của chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.

+ Tháng 8-1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Nhà nước Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập.

+ Tháng 9-1948, ở phía Bắc nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?

A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công

B. Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan

C. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công

D. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan

Lời giải: 

Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á, Đông Bắc Á có 3 là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Quốc gia và vùng lãnh thổ nào dưới đây không được mệnh danh là “con rồng” kinh tế của châu Á?

A. Hàn Quốc

B. Đài Loan

C. Hồng Công

D. Nhật Bản

Lời giải: 

Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Trong 4 “con rồng” kinh tế châu Á, Đông Bắc Á có 3 là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?

A. Vĩ tuyến 39

B. Vĩ tuyến 38

C. Vĩ tuyến 16

D. Vĩ tuyến 37

Lời giải: 

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38. Phía Nam là nhà nước Đại Hàn Dân Quốc. Phía Bắc là nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập vào thời gian nào và ở đâu?

A. Tháng 8 - 1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên.

B. Tháng 9 - 1948, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên.

C. Tháng 8 - 1949, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên.

D. Tháng 9 - 1949, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên.

Lời giải: 

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38. Phía Nam là nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (tháng 8-1948). Phía Bắc là nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tháng 9-1948).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Trong những năm 1950-1953, hai miền bán đảo Triều Tiên ở trong tình thế

A. Hòa dịu, hợp tác

B.Hòa bình, hòa hợp

C. Đối đầu nhưng không xảy ra xung đột quân sự

D. Chiến tranh xung đột

Lời giải: 

Trong những năm 1950-1953, cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên đã diễn ra. Đến tháng 7-1953, hai bên kí hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Hiệp định hòa hợp giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên được kí kết từ năm 2000 có ý nghĩa gì?

A. Mở ra thời kì hợp tác cùng phát triển giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên.

B. Mở ra bước mới trong tiến trình hòa hợp, thống nhất bán đảo Triều Tiên.

C. Chấm dứt thời kì đối đầu căng thẳng giữa hai miền.

D. Chấm dứt tình trạng chia cắt, thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Lời giải: 

Từ năm 2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai miền đã kí hiệp định hòa hợp giữa hai nước, mở ra một bước mới trong tiến trình hòa hợp, thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Đâu không phải lý do tại sao cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

A. Do Quốc dân Đảng vẫn nắm quyền kiểm soát khu vực này sau cuộc nội chiến 1946 - 1949

B. Do nhân dân Đài Loan không muốn chịu sự kiểm soát của CHND Trung Hoa

C. Do sự chia rẽ của các thế lực thù địch

D. Do đường lối “một đất nước hai chế độ” nhà nước CHND Trung Hoa muốn thực hiện

Lời giải: 

Năm 1949, chính quyền của Quốc dân Đảng bị thất bại, phải chạy ra Đài Loan, xây dựng khu vực này thành một vùng độc lập với Trung Quốc đại lục. Đến nay, Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cùng với đó, nhân dân Đài Loan không muốn chịu sự kiểm soát của CHND Trung Hoa và đường lối “một đất nước hai chế độ” mà nhà nước CHND Trung Hoa muốn thực hiện. Đây là những lí do khiến cho đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đáp án cần chọn là: C