X

1000 Câu trắc nghiệm Lịch Sử 12

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16 (có đáp án): Phong trào giải phóng dânn tộc 1939-1945 (phần 4)


Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16 (có đáp án): Phong trào giải phóng dânn tộc 1939-1945 (phần 4)

Câu 97. Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày nào?

A.10-5-1941       B. 15-5-1941

C. 19-5-1941       D. 29- 5 - 1941

Câu 98. Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam có tên gọi là:

A. Đội du kích Bắc Sơn.

B. Đội du kích Ba Tơ.

C. Đội du kích Võ Nhai.

D. Đội du kích Đình Bảng.

Câu 99. Đội du kích Bắc Sơn - Vũ Nhai hợp nhất với đội du kích Thái Nguyên thành:

A. Việt Nam giải phóng quân.

B. Cứu quốc quân.

C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

D. Quân đội nhân dân.

Câu 100. Đội Cứu quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa:

A. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ.

B. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, C. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân.

D. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên.

Câu 101. Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức cách mạng nào?

A. Đội du kích Bắc Sơn.

B. Đội Cứu quốc quân.

C. Đội du kích Thái Nguyên.

D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Câu 102. Bản chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" và kêu gọi nhân dân "Sắm vũ khí đuổi thù chung" là của:

A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Hồ Chí Minh.

C. Tổng bộ Việt Minh.

D. Cứu quốc quân.

Câu 103. Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản là:

A. Tiền phong, Dân chúng, Lao động.

B. Bạn dân, Tin tức.

C. Thanh niên, Nhành lúa.

D. Giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam Độc lập.

Câu 104. Vì sao Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9 - 3 - 1945?

A. Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh - Mĩ.

B. Phe phát xít đang thua to.

C. Để độc chiếm Đông Dương.

D. Nước Pháp đã được giải phóng.

Câu 105. Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" là của:

A. Tổng bộ Việt Minh.

B. Hồ Chí Minh.

C. Ban thường vụ Trung ương Đảng.

D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Câu 106. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù chính cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là:

A. Thực dân Pháp.

B. Phát xít Nhật.

C. Phát xít Pháp - Nhật.

D. Phát xít Nhật và đồng minh của Nhật.

Câu 107. Chỉ thị " Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" có nội dung cơ bản là gì?

A. Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.

B. Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa.

C. Phát động cao trào "Kháng Nhật cứu nước".

D. Khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 108. Hội nghị quân sự Bắc Kì (15 - 4 - 1945) quyết định những vấn đề gì?

A. Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

B. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.

D. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.

Câu 109. Ủy ban quân sự Bắc Kì được thành lập có nhiệm vụ cơ bản là

A. Chỉ huy các chiến khu mật miền Bắc và giúp đỡ toàn quốc về quân sự.

B. Thành lập Việt Nam giải phóng quân.

C. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

D. Chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" của Tổng bộ Việt Minh.

Câu 110. Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra trong khoảng thời gian:

A. Từ 9 - 3 - 1945 đến 13 - 8 - 1945.

B. Từ 9 - 3 - 1945 đến 30 - 8 - 1945.

C. Từ 9 - 3 - 1945 đến 2 - 9 - 1945.

D. Từ 14 - 8 - 1945 đến 2 - 9 - 1945.

Câu 111. Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì Cao trào kháng Nhật cứu nước?

A. Khởi nghĩa Ba Tơ.

B. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

C. "Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói".

D. Chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" của Tổng bộ Việt Minh.

Câu 112. Sự kiện nào có liên quan đến việc quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành "Việt Nam giải phóng quân"

A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941).

B. Hội nghị quân sự Bắc Kì (15 - 4 - 1945).

C. Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh (7 - 5 - 1944).

D. Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh (12 - 1944).

Câu 113. Ở châu Âu, phát xít Đức đã bị tiêu diệt hoàn toàn và buộc phải đầu hàng không điều kiện với Đồng minh vào ngày:

A. 8 -4- 1945         B. 8 - 5 – 1945

C. 8 -6- 1945         D. 8-7-1945

Câu 114. Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào ngày:

A. 13 - 8 - 1945         B. 14 - 8 - 1945

C. 15 - 8 - 1945         D. 16 - 8 - 1945

Câu 115. Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật - Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho:

A. Hưởng ửng chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".

B. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.

C. Cao trào kháng nhật cứu nước.

D. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Câu 116. Tháng 8 - 1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập đó là:

A. Sự thất bại của phe phát xít trên chiến trường châu Âu.

B. Sự đầu hàng của phát xít Italia và phát xít Đức.

C. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.

D. Sự thắng lợi của phe Đồng Minh.

Câu 117. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15 – 8 -1945 ở:

A. Pác Bó (Cao Bằng).

B. Tân Trào (Tuyên Quang).

B. Bắc Sơn (Vũ Nhai).

D. Phai Khắt (Cao Bằng).

Câu 118. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15 - 8 - 1945 đã quyết định vấn đề gì?

A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huê, Sài Gòn.

D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

Câu 119. Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (Ngày 16 - 8 - 1945) gồm những đại biểu thuộc các thành phần và các miền nào?

A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.

B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.

C. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.

D. Các đảng phái đoàn thể tổ chức mặt trận trong cả nước.

Câu 120. Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của:

A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 - 8 - 1945).

B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16 - 8 - 1945).

C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935.

D. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4- 1945).

Câu 121. Chiều ngày 16 - 8 - 1945 theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chí huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng tỉnh nào?

A. Giải phóng thị xã Cao Bằng.

B. Giải phóng thị xã Thái Nguyên.

C. Giải phóng thị xã Tuyên Quang.

D. Giải phóng thị xã Lào Cai.

Câu 122. "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...". Đó là lời kêu gọi của:

A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 - 8 - 1945).

B. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa.

C. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16 - 8 - 1945).

D. Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng nghĩa giành chính quyền.

Câu 123. "Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát "Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên". Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:

A. Hà Nội (19 - 8 - 1945).

B. Huế (23 - 8 - 1945).

C. Sài Gòn (25 - 8 - 1945).

D. Bắc Giang, Hải Dương (18 - 8 - 1945).

Câu 124. Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là:

A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.

B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.

D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Câu 125. "Pháp chạy Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa" được trích trong

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

B. Bản Quân lệnh số 1.

C. Tuyên ngôn Độc lập.

D. Chỉ thị: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".

Câu 126. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?

A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.

B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.

C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Có hoàn cánh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ II: Hồng quân Liên Xô và quân Đông minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật.

Câu 128. "Thời cơ ngàn năm có một" trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong thời gian nào?

A. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga xa ki của Nhật. B. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu (5/1945). C. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai. D. Sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.

Câu 129. Trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa (13 - 8 - 1945), tại nhiều địa phương trên cả nước đã nổ ra khởi nghĩa, vì

A. Đảng bộ các địa phương biết tin phát xít Nhật sắp đầu hàng qua đài phát thanh nên đã phát động nhân dân địa phương đứng lên hành động. B. Biết tin Hồng quân Liên Xô tuyên chiến, tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật. C. Đảng bộ các địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". D. Quân Nhật và tay sai ở các địa phương không dám chống cự, mất hết tinh thần chiến đấu

Câu 130. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là

A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất

B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp

C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.

D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.

Câu 131. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay là

A. Nhân nhượng với kẻ thù

B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh

C. Linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết giữ vững độc lập chính quyền lãnh thổ

D. Cương quyết trong đấu tranh

Câu 132. Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc?

A. Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh.

B. Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh

C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước.

D. Có đường lối đúng đắn, phù hợp.

Câu 133. Khu giải phóng Việt Bắc được ví như

A. Hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập

B. Thủ đô kháng chiến

C. Trung tâm đầu não kháng chiến

D. Căn cứ địa cách mạng cả nước

Câu 134. Bài học kinh nghiệm nào là chung nhất của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945?

A. Bài học về phân hóa và cô lập kẻ thù.

B. Bài học về giành và giữ chính quyền.

C. Bài học về khởi nghĩa vũ trang.

D. Bài học về liên minh công – nông.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác: