Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 1)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 10 (có đáp án): Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (phần 1)
Câu 1. Yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ở giữa thế kỷ XX ?
A. Cải tiến công cụ lao động là một yêu cầu thường xuyên của con người để nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. Nhân loại đang cần nỗ lực để giải quyết những vấn đề toàn cầu như sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường.
C. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2. Cách mạng khoa học - công nghệ bắt đầu từ khi nào ?
A. Những năm 40 của thế kì XX.
B. Những năm 50 của thế kỉ XX.
C. Những năm 60 của thế kỉ XX.
D. Những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 3. Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là gì ?
A. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển.
B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguổn từ những cải tiến kĩ thuật.
C. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.
D. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.
Câu 4. Thành tựu lớn của Sinh học ở thập niên 90 của thế kỉ XX gây ra nhiều tranh cãi nhất ?
A. Tìm ra cấu trúc xoắn đôi của ADN.
B. Giải mã bản đồ gen.
C. Sinh sản vô tính.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5. Nguồn năng lượng nào được coi là "năng lượng sạch, "chất đốt cao thượng"?
A. Năng lượng nhiệt hạch.
B. Năng lượng mặt trời.
C. Năng lượng thuỷ triều.
D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 6. Ai là du khách đầu tiên của ngành du lịch vũ trụ ?
A. Đennít Títô. B. Amstrong.
C. Bê cơn. D. I. Gagarin.
Câu 7. Vị du khách thứ 3 của ngành du lịch vũ trụ là người nước nào ?
A. Anh. B. Pháp C. Trung Quốc. D. Nga.
Câu 8. Nước đầu tiên trên thế giới xây dựng nhà máy điện nguyên tử ?
A. Mĩ. B. Nga. C. Anh. D. Pháp.
Câu 9. Sự ra đời của vũ khí hạt nhân đã chứng tỏ :
A. Khoa học - kĩ thuật phát triển là yếu tố duy nhất tạo nên sức mạnh quốc phòng của mỗi quốc gia.
B. Những thành tựu của khoa học - kĩ thuật nếu không được sử dụng trên tinh thần nhân văn cao cả thì cũng có thể trở thành những mối hiểm họa lớn đối với cuộc sống của con người.
C. Con người đã đạt đến đỉnh cao mới về trình độ chinh phục tự nhiên.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã có tác động như thế nào đến kết cấu xã hội ở các nước tư bản phát triển ?
A. Giai cấp nông dân giảm.
B. Giai cấp công nhân giảm.
C. Tầng lớp trí thức giảm.
D. Tầng lớp nhân viên và công nhân có tri thức khoa học.
Câu 11. Cách mạng hoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào ?
A. Lao động trong nông nghiệp tăng lên.
B. Lao động trong ngành công nghiệp tăng lên.
C. Lao động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên.
D. Lao động trong các ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất tăng lên.
Câu 12. Cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay không tạo ra hệ quả nào trong số các phương án dưới đây ?
A. Sự phân bố lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp.
B. Sự hình thành thị trường dân tộc.
C. Phân công lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
D. Người lao dộng cần có trình độ chuyên môn cao.
Câu 13. Sự phát triển của ngành khoa học vũ trụ đã có tác động như thế nào đối với thế giới ?
A. Sự ra đời của một loại hình du lịch mới.
B. Nguy cơ rác thải vũ trụ tăng lên.
C. Con người có khả năng khám phá ra những hành tinh mới.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 14. Xu thế toàn cầu hoá bắt đầu từ khi nào ?
A. Những năm 60 của thế kỉ XX.
B. Những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Những năm 90 của thế kỉ XX.