Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2 (có đáp án): Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) (phần 4)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2 (có đáp án): Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000) (phần 4)
Câu 71. Nguyên nhân nào dưới đây không gắn với sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?
A. Do sự thởa thuận của các nước Đồng minh chống phát xít.
B. Do nghị quyết của hội nghị I-an-ta (2 - 1945).
C. Do thành quả đấu tranh của các lực lượng ỵêu nước chống phát xít ở Đông Âu và do Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức.
D. Do nhân dân các nước Đông Âu bị chiến tranh tàn phá.
Câu 72. Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xoá sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân?
A. Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động.
B. Cải cách ruộng đất.
C. Quốc hữu hoá xí nghiệp của tư bản.
D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Câu 73. Lí do nào là chủ yếu nhất để chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?
A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống Xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.
Câu 74. Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu xây dựng đất nước theo con đường nào?
A. Tiến lên chế độ Xã hội chủ nghĩa.
B. Tiến lên chế độ Tư bản chủ nghĩa.
C. Một số nước tiến lên Xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên Tư bản chủ nghĩa.
D. Một số nước thực hiện chế độ trung lập
Câu 75. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu phải trải qua khó khăn và thách thức lâu dài nhất?
A. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ
B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nươc Tây Âu
D. Sự bao vây của các đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động trong và ngoài nước.
Câu 76. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Âu vững tin bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ?
A. Thành quả của cách mạng dân chủ nhân dân (1946 - 1949) và nhiệt tình của nhân dân.
B. Sự hoạt động và hợp tác của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
D. Sự hợp tác giữa các nước Đông Âu.
Câu 77. Mục đích nào dưới đây không nằm trong việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa?
A. Cần có sự hợp tác nhiều bên.
B. Chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu.
C. Tăng thêm sức mạnh trong việc đôi phó với chính sách bao vây kinh tế của các nước phương Tây.
D. Sự phân công và chuyên môn hoá trong sản xuất giữa các nước Xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao năng suất lao động và xoá bỏ tình trạng chênh lệch về trình độ.
Câu 78. Mục đích chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-sa-va (14-5- 1955) là gì?
A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
B. Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.
D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.
Câu 79. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất gì?
A. Một tổ chức kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa ở châu Au.
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
Câu 80. Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
A. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước Tư bản chủ nghĩa.
B. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triên kinh tế.
C. Ít giúp nhau ứmg dụng khoa học - kĩ thuật trong sản xuất.
D. "Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Câu 81. Bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô như thế nào?
A. Sản xuất trì trệ, lương thực, thực phẩm phải nhập từ phương Tây.
B. Sản xuất công nghiệp kém phát triển.
C. Mức sống của nhân dân giảm sút.
D. Tất cả các vấn đề trên.
Câu 82. Vì sao Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Đất nước lâm vào tình trạng "trì trệ" khủng hoảng.
B. Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ.
C. Phải cải tổ để sớm áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật đang phát triển của thế giới.
D. Tất cả các lí do trên.
Câu 83. Nội dung cơ bản của công cuộc "cải tổ" của Liên Xô là
A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khởi khủng hoảng về kinh tế.
B. Cải tổ hệ thống chính trị.
C. Cải tổ xã hội.
D. Cải tổ kinh tế và xã hội.
Câu 84. Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã làm gì?
A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
C. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để.
Câu 85. Đâu là trở ngại chủ quan lớn nhất ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
B. Dập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
C. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.
D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.
Câu 86. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước chống phá.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Nhà nước, nhân dân Xô viết nhận thấy Chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 87. Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Xâỵ dựng một mô hình về Chủ nghĩa xã hội không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan.
B. Sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo Đức của nhiều người lãnh đạo.
C. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê nin.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch với trong và ngoài nước.
Câu 88. Công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa của các nước Đông Âu đã mắc phải thiếu sót và sai lầm lớn nhất là:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Tập thể hoá nông nghiệp.
C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.
D. Dập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình có nhiều khác biệt.
Câu 89. Sau khi Liên Xô sụp đổ, tình hình Liên bang Nga như thế nào?
A. Trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. Trở thành quốc gia kế tục Liên Xô.
C.Trở thành quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
D.Trở thành quốc gia Liên bang Xô viết.
Câu 90. Tháng 12 -1993, Hiến pháp Liên bang Nga ban hành, quy định nước Nga đi theo thể chế gì?
A. Quân chủ lập hiến
B. Thể chế Đại nghị
C. Cộng hòa Đại nghị
D. Tổng thống Liên bang
Câu 91. Trong những năm cuối của thế kỉ XX, dưới thời Tổng thống nào nước Nga đứng trước hai thách thức lớn?
A. V.Putin
B. B. Enxin
C. D. Medvedev
D. V. Vorotnikov
Câu 92. Đâu không phải là những thách thức mà nước Nga phải đối mặt sau khi kế tục Liên Xô?
A. Những xung đột sắc tộc, li khai.
B. Đòi hỏi dân chủ hóa của nhân dân.
C. Đối mặt với chế độ đa đảng ngày càng hỗn tạp.
D. Tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính – chính trị.
Câu 93. Trong những năm 1992 – 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại nào?
A. “Định hướng phương Tây”
B. “Định hướng Á – Âu”
C. “Định hướng Đại Tây Dương”
D. “Định hướng Thái Bình Dương”
Câu 94. Từ năm 1994, nước Nga chuyển hướng chính sách đối ngoại gì?
A. “Định hướng phương Tây”
B. “Định hướng Á – Âu”
C. “Định hướng Đại Tây Dương”
D. “Định hướng Thái Bình Dương”